PHÚC SƠN - ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - CON NGƯỜI, NHŨNG NÉT TIÊU BlỂU TRONG TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA
( trích chương 1 lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Phúc Sơn)
PHÚC SƠN - ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - CON NGƯỜI, NHŨNG NÉT TIÊU BlỂU TRONG TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA
Một thoang cao vều ( Anh quốc vượng )
I - LÃNH THỔ VÀ CƯ DÂN
1. Địa lý tư nhiên: Phúc Sơn là một trong 21 xã, thị trấn của huyện miền núi Anh Sơn. Diện tích tự nhiên 15.159,52 ha. Ở tọa độ địa lý: 18°10’ - 18°46’ vĩ độ Bắc; 105°15’ - 105°55’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp sông Lam;
- Phía Nam giáp huyện Mường Chăm, tỉnh Bôlykhămxây, nườc CHDCND Lào;
- Phía Đông giáp xã Long Sơn và huyện Thanh Chương;
- Phía Tày giáp thị trấn, xã Thạch Sơn, xã Hội Sơn và huyện Con Cuông.
Địa hình xã Phúc Sơn rất đa dạng. Tính đa dạng này là kết quả của quá trình kiến tạo tự nhiên lâu dài và phức tạp. Phúc Sơn là dãi đất nằm vắt ngang huyện Anh Sơn, kéo dài hơn 42km từ biên giới Việt Lào đến bờ hữu ngạn sông Lam.
Là xã duy nhất trong huyện Anh Sơn có chung đường b:e giới Việt - Lào từ mốc số 7 đến mốc số 9, dài hơn 6.9km, Độ nghiêng từ cao đến thấp, thấp dần ở phía Tây Nam đến Đường 7, Bắc. Địa hình ở đây vừa có núi, đồi. vừa có sông suối, vừa ; đồng ruộng và bãi bờ...
Xã Phúc Sơn có núi Cao vều cao 1.342m. là núi cao nhả: địa bàn núi rừng của huyện. Số núi còn lại nhìn chung cũng dạng núi thấp, so với mực nước biển, độ cao từ 300m - 50-n: Núi rừng Phúc Sơn giàu có về tài nguyên, nhất là khu vực Ca vều. Núi rừng Cao vều cùng với núi rừng của 2 huyện con Cuông, Tương Dương nằm trong khu vực bảo tồn thiên nhiên Pù Mát, năm 2001, được Nhà nước chuyển hạng thành vườn quốc gia Pù Mát. Vườn quốc gia Pù Mát nói chung vùng Cao vều xã Phúc Sơn nói riêng là khu vực nguyên sinh nhất còn lại của miền Bắc cần được bảo vệ nghiêm ngặt, một trong số ít khu bảo vệ có tính đa dạng sinh học cao nhất nước ta và cả châu Á. ở đây có nhiều loại thực vật, động quý hiếm được ghi trong sách Đỏ Việt Nam và thế giới còn được bảo vệ.
Thực vật bậc cao có mạch 2.500 loài sinh sống, trong đó có 68 loài có nguy cơ tuyệt chủng được đưa vào sách Đỏ Việt Nam, 41 loài nằm trong sách Đỏ thế giới, như: Pơ Mu. thông lông gà, đỉnh tùng, sa mu dầu...
Về động vật có 132 loài thú, 81 loài cá, 13 loài rùa đặc biệt có voi, hổ, sao La, vượn đen má trắng, chà vá nâu. khỉ đuôi lợn, mang trường sơn....
Về phương diện bảo tồn loài thực vật rừng Cao vều nói riêng, Pù Mát nói chung chẳng những có tầm cỡ quốc gia mà còn có giá trị cho cả nước Lào và Đông Dương. Điều đặc biệt quan trọng là quần thể một số loài chim và thú thực sự có nguy cơ diệt chủng ở Việt Nam và trên thế giới vẫn còn có khả năng bảo tồn và phát triển ở Cao vều và Pù Mát. Vì vậy những năm gần đây Cao vều và Pù Mát đã thực sự thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học cũng như khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan nghiên cứu.
Phúc Sơn không chỉ có núi rừng, thiên nhiên còn ban tặng không ít núi đá vôi (Lèn đá) như núi Bạch Tượng, Bạch Mã, núi Kim Quy... vừa làm đẹp thêm cảnh quan vừa là nguồn khoáng sản lớn cho phát triển kinh tế của quê hương.
Đồi của Phúc Sơn phần lớn có độ cao 100m - 200m, dạng đồi lượn sóng, độ dốc không lớn, khoảng 8 -15°, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp.
Dạng đồng bằng: Xã có đồng làng Yên Phúc, Môn, Cồn Seo, Bạch Than, Thung Bò, Đồng Nang, đồng Sở, Địa Cận, Đồng Le, Đồng Cạn... Nhìn chung ruộng của xã cơ bản chủ động được nước tưới. Diện tích đất nông nghiệp của xã không nhiều chỉ có gần 500 ha, nhưng nhờ hàng năm biết bố trí cây trồng, mùa vụ hợp lý nên nhân dân Phúc Sơn đã vươn lên không những tự túc đươc lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất theo hướng hàng hóa cung cấp nông sản cho thị trường trong và ngoài huyện.
Cũng như các vùng miền núi khác trong huyện, tỉnh, vùng đất Phúc Sơn do khai thác lâu đời, bồi trúc kém nên đất đai trở nên cằn cỗi và hoang hóa nhanh, trừ vùng đất phù sa màu mỡ ven sông Lam và sông Giăng.
Về thổ nhưỡng: Phúc Sơn có bảy nhóm đất (xếp theo thứ tự từ nhiều đến ít). Nhiều nhất là loại đất íeralít đỏ vùng đất núi thấp rồi đến đất phe ra lít đỏ vàng vùng đồi, đất phù sa, đất phe ra lít mùn vàng trên núi, đất lúa vùng đồi núi và đất nâu vàng phát triển phù sa cổ và lũ tích.
Quỹ đất của xã thời điểm ngày 1/10/2010:
Xã Phúc Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên: 15.159,52 ha.
Đất nông nghiệp: 497 ha.
Đất lâm nghiệp: 13.248,42 ha.
Đất thổ cư, xây dựng: 1.117 ha
Đất khác: 297 ha.
Tiềm năng đất lâm nghiệp của Phúc Sơn còn lớn. Đất lâm nghiệp ở đây chủ yếu là đồi núi thấp, độ dốc không lớn, thổ nhưỡng tốt. Điều kiện phát triển nông - lâm kết hợp có nhiều thuận lợi.
Giao thông, sông ngòi: Phúc Sơn có sông Lam (sông Cả) chảy qua ở phía Bắc, làm ranh giới chung với xã Vĩnh Sơn ở phía tả ngạn, dài 1,615 km. Sông Lam chảy qua, bồi đắp phù sa tạo nên vùng đất bãi phì nhiêu, tươi tốt cho huyện Anh Sơn nói chung, xã Phúc Sơn nói riêng. Sông Lam là con đường giao thông thuận lợi để nhân dân Phúc trao đổi sản phẩm hàng hóa bằng thuyền bè với mọi miền đất nước trong thời kỳ trước.
Sông Giăng là phụ lưu của sông Lam, bắt nguồn từ núi Pa Lon 1.300m, thuộc dãy Trường Sơn Bắc, trên địa bàn Môn Sơn - Lục Dạ. Sông Giăng có chiều dài 150km, chảy qua các huyện Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương nhập vào sông Lam. Phúc Sơn là xã duy nhất của huyện Anh Sơn có sông Giăng chảy qua với độ dài 8,3 km.
Ngoài sông Lam, sông Giăng, Phúc Sơn còn có các khe suối khác như khe Si, khe Rẫy, khe Lèn.Khe Tàu.. Sông suối là nguồn cung cấp nguồn nước mặt cho nhân dân xã nhà trong sinh hoạt và sản xuất. Sông, suối nhiều có nguồn nước dồi dào, nhưng cũng làm chia cắt xã thành nhiều khu vực khác nhau, giao thông đi lại khó khăn. Để khắc phục tình trạng chia cắt vì sông, suối, địa phương đã phải đầu tư lớn về công của cho việc đắp đập, xây dựng cầu cống. Mặt khác về mùa mưa sông, suối trở nên hung dữ gây úng, lụt cho vùng thấp. Để khắc phục tình trạng lụt úng nhân dân Phúc Sơn đã từng phải vận động nhân dân di dời nhà cửa, trường học, b.. từ làng cũ lên xây dựng nơi ở mới cao ráo, sạch sẽ như hiện nay.
Giao thông là huyết mạch góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội. Thế mạnh kinh tế của Phúc Sơn được tăng thêm nhờ hệ thống đường giao thông thủy, bộ thuận lợi. Ngoài đường thủy sông Lam, sông Giăng, xã còn có hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và đường liên xã, thôn được quy hoạch gắn liền với hệ thống giao thông của huyện đi nội, ngoại vùng họp lý. Quốc lộ số 7 nối quốc lộ 1A, đường mòn Hồ Chí Minh cách xã 5 km, đương Phúc Sơn đi cửa khẩu biên giới nối quốc lộ 7 với đồn biên phòng Phúc Sơn, Lào chạy qua trung tâm xã dài 48 km., 100% đường liên thôn, liên xã được cứng hóa... là điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội quốc phòng an ninh của xã.
Khí hậu: Nằm chung trên dãi đất miền Trung, khí hậu ở Phúc Sơn mang những nét chung của vùng nhiệt đới gió mùa. Ngoài những yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng do ánh sáng mặt trời và lượng mưa đem lại, khí hậu ở đây cũng khá khắc nghiệt vì chịu ảnh hưởng của gió mùa nhất là gió phơn Tây Nam và sự phân bố mưa nắng không đều trong năm. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình cả năm 23,5°c. Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất là 41 °C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất là 4°c.
Lượng mưa bình quân 1.760 — 1.820mm. Lượng mưa tập trung vào ba tháng 8, 9, 10 chiếm 60% lượng mưa cả năm.
Độ ẩm trung bình 83%. Độ ẩm cao nhất 89% từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Độ ẩm thấp dưới 60% vào tháng 6, 7 trong năm.
Gió có hai hướng thịnh hành. Gió mùa Đông - Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mang theo không khí lạnh, làm cho nhiệt độ xuống thấp nhát 7 độ c , gây giá rét. Gió mùa Đông - Nam từ tháng 5 đến tháng 10, tháng 6, 7 có gió Tây - Nam khô nóng 41 độ c .
Các yếu tô khí hậu ở Phúc Sơn thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, song biên độ giữa các mùa ựong năm khá lớn, đó là một trong những nguyên nhân gây ra hạn hán, lũ lụt, rửa trôi màu mỡ của đất đai núi đồi, đồng bãi và gây sạt lở bờ sông, hồ đập và công trình giao thông.
2. Địa lý hành chính: Ngược dòng lịch sử, từ trước Công nguyên cho tới nay, vùng đất xã Phúc Sơn đã trãi qua nhiều thay đổi về đơn vị hành chính, với nhiều tên gọi khác nhau.
Năm 111 TCN (thời thuộc Hán) vùng đất này nằm trong huyện Hàm Hoan, quận Cửu Chân. Từ năm 602 (thời thuộc Tùy), nằm trong huyện Cửu Đức, quận Nhật Nam. Thời Tiền Lê (980 - 1009), nằm trong Châu Hoan. Thời Lý (thế kỷ XII), nằm trong Châu Nghệ An. Năm Thiên Ứng thứ hai (1233), lập bản đồ, đặt tên vùng này là huyện Thanh Giang (trước đó gọi là huyện Thổ Du).
Đầu thế kỷ XV, nhà Minh đổi nước ta làm quận Giao Chỉ, dưới quận là phủ, châu, huyện. Phủ Nghệ An lúc đó có 16 huyện trong đó có huyện Thanh Giang.
Năm 1469, vua Lê Thánh Tông định lại bản đổ cả nước thông các phủ, huyện vào các thừa tuyên. Thừa tuyên Nghệ An bao gồm cả đất Nghệ An và Hà Tĩnh hiện nay. Huyện Thanh Giang là một trong sáu huyện của phủ Đức Quang. Năm 1729, Trịnh Giang lên ngôi chúa, huyện Thanh Giang được đổi tên là Thanh Chương (theo tục kỵ húy của thời phong kiến). Tên Thanh Chương bắt đầu xuất hiện thời điểm đó.
Thời Nhà Nguyễn, từ Minh Mệnh thứ 12 (1831), Phúc Sơn là một trong năm xã thuộc phủ Anh Sơn.
Năm Minh Mệnh thứ 21 (1840), cắt bốn tổng của huyện Nam Đường và một tổng của huyện Thanh Chương đặt làm huyện Lương Sơn do phủ Anh Sơn kiêm lý. Huyện Lương Sơn là đất của huyện Đô Lương và Anh Sơn ngày nay, gồm năm tổng là: Bạch Hà, Thuần Trung, Đô Lương (còn có tên gọi khác là Yên Lăng), Lẵng Điền, Đăng Sơn.
Một trong những xã của Tổng Đặng Sơn là xã Tri Lễ. Xã Tri Lễ, Tổng Đặng Sơn, huyện Lương Sơn gồm có sáu làng là: Tri Lễ, Đa Văn, Hội Quần, Khả Lạng, Tràng Yên và làng Yên Phúc.
Với địa danh, địa giới như trên huyện Lương Sơn. Tổng Đặng Sơn, xã Tri Lễ, Làng Yên Phúc tồn tại trong suốt thời kỳ Pháp thuộc.
Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, bãi bỏ cơ quan hành chính cấp phủ, tổng, đồng thời đổi tên huyện Lương Sơn thành huyện Anh Sơn.
Ngày 12/2/1946, ủy ban hành chính Trung bộ ra Công điện số 351, hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 86 VP, của Nhà nước về việc: thành lập địa giới hành chính cấp xã. Chính quyền các cấp từ khu đến xã được gọi là: úy ban hành chính cấp tương ứng. Sau thực hiện Nghị quyết 86.VP, huyện Anh Sơn được thành lập địa giới hành chính ở 27 xã, trong đó có xã Anh Dũng.
Địa giới hành chính của xã Anh Dũng ban đầu gồm ba làng là: Lạng Thạch, Yên Phúc, Tràng Yên, sau đó được tổ chức thành các chòm như sau: Kim Qụỵng. Kim Thạch, Kim Hồ, Kim Phong, Kim Lam, Kim Sơn (Xuân Tràng), Kim Xuân, Kim Hưng (Cao vều), riêng làng Yên Phúc được tổ chức thành ba chòm mới là: Kim Yên, Kim Hùng, Kim Linh (1).
Ngày 12/3/1948, huyện Anh Sơn thực hiện sắc lệnh số 01.SL ngày 1/10/1947 của Chính phủ, về việc sáp nhập ủy ban Kháng chiến và ủy ban hành chính làm một, thành ủy ban kháng chiến hành chính, chính quyền cấp xã, từ 27 xã được sáp nhập thành 17 xã mới. Trong 17 xã mới, có xã Kim Long. Xã Kim Long mới, được sáp nhập từ ba xã cũ có 19 chòm là: 1 - Xã Minh Khai, 2 - xã Đông Vĩnh, 3 - xã Anh Dũng.
Địa giới hành chính làng Yên Phúc, các chòm Kim Yên, Kim Hùng, Kim Linh thuộc xã Anh Dũng, nay thuộc xã Kim Long (1>.
Để đáp ứng với trình độ lãnh đạo, quản lý của chính quyền cấp xã trong giai đoạn mới cuối năm 1953. Huyện Anh Sơn từ 17 xã được chia tách thành lập 51 xã. ngày 17/2/1954 Xã Kim Long được chia tách thành 5 xã: Khai Sơn, Long Sơn, Vĩnh Sơn, Thạch Sơn, và Phúc Sơn. Xã Phúc Sơn được xưng danh tên mới từ đây. Xã có địa danh địa giới cụ thể: Xã gồm các chòm: Kim Yên, Kim Hùng, Kim Linh, Kim Tiến, Kim Hưng. Dân số 1.000 hộ, 5.500 khẩu. Diện tích đất tự nhiên là 20.000 ha.
(1) Chòm Kim Yên được nhập từ các xóm: - Xóm Thượng, xóm Bơ, xóm Thành, xóm Yên.
- Kim Hùng gồm các xóm: Xóm Hòa, xóm Hoa, xóm Hũng.
- Kim Linh gồm các xóm: Xổm Đình, xóm Bàng, xóm Chợ, xóm Đền, xóm Trung.
(1) Xã Kim Long ban đầu gồm các chòm.
1- Xã Minh Khai có: Làng Tri Lê, Đa Văn, Hội Quần, Khả Phong.
2- Xã Đông Vĩnh có: Làng Tuần, lăngMạc...
3- Xã Anh Dũng có: Kim Quang, Kim Thặdh, Kim .Hồ, Kim Phong, Kim Lam, Kim Sơn, Kim Xuân, Kim Hưng, Kim Yên, Kim Hùng, Kim Linh.
Năm 1959, xã Phúc Sơn thành lập 9 HTX Nông nghiệp, có 347 hộ, 1.431 nhân khẩu.
Năm 1960-1961 quy lại 5 HTX Nông nghiệp có 756 hộ, 3.173 nhân khẩu.
Năm 1966, quy lại thành 3 HTX Nông nghiệp có 956 hộ, 4.355 khẩu.
Tháng 4/1963, huyện Anh Sơn (mới) được thành lập, tách ra từ huyện Anh Sơn (cũ) theo Quyết định 52/CP của Chính phủ ngày 19/4/1963. Từ đây xã Phúc Sơn là một xã của huyện Anh Sơn (mới) thuộc tỉnh Nghệ An. Tháng 11/1975, Nghệ An, Hà Tĩnh sáp nhập thành tĩnh Nghệ Tĩnh, xã Phúc Sơn là một xã thuộc tĩnh Nghệ Tĩnh.
Ngày 1/3/1988, thực hiện Quyết định 22/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng về phân vạch địa giới hành chính và thành lập thị trấn Anh Sơn. Xã Phúc Sơn cắt xóm Đường Bảy gồm 87 nhân khẩu, 92 ha tự nhiên về nhập vào thị trấn Anh Sơn.
Tháng 12/1991, Tỉnh Nghệ Tĩnh chia tách thành Nghệ An và Hà Tĩnh. Xã Phúc Sơn thuộc địa giới tỉnh Nghệ An. Từ đó đến nay địa lý hành chính xã Phúc Sơn ổn định.
II - NHŨNG NÉT TIÊU BIỂU TRUYỀN THÔNG LỊCH SỬ VĂN HÓA XÃ PHÚC SƠN
1- Di tích người Việt cổ và sự hình thành cư dân trên đất Phúc Sơn
Theo các nhà sử học, trên địa -bàp xã Phúc Sơn nói riêng huyện Anh Sơn nói chung cách ngày nay trên dưới một vạn năm đã có người Việt cổ sinh sống. Căn cứ để khẳng định điều đó là những di tích đã được phát hiện ở hang Chùa xã Phúc Sơn, hang Ôi ở xã Long Sơn, rú Đồ ở xã Tường Sơn, Thung Bưng ở xã cẩm Sơn, Thung Trăn ở xã Thọ Sơn. Đợt khai quật vào tháng 1/1972, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được 9 cái rìu, 19 cái giao chặt, 28 công cụ dùng để nạo, 8 công cụ chày nghiền đá... Đợt khai quật tháng 2/2004 ở địa chỉ Đồng Trương, xã Hội Sơn các hiện vật thu được gồm đồ đá, đổ đổng, sành sứ và mộ táng...
Qua các hiện vật khai quật được, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu tích người Việt cổ đã từng sinh sống ở Anh Sơn, Phúc Sơn trong hai giai đoạn hậu kỳ đá cũ cách ngày nay 12.000 -10.000 năm, thuộc tầng văn hóa hậu sơn vi (Thời đại quá độ từ thời đá cũ sang đổ đá mới) hoặc sơ Hòa Bình, văn hóa Hòa bình. Hiện vật kim khí đồ đồng là thời đại kim khí cách ngày nay từ 3000-2000 năm, thuộc nền văn hóa Tiền Đông Sơn và Đông Sơn.
Như vậy trên đất Nghệ An sau di chỉ Thẩm Ôm (Quỳ Châu) di chỉ thuộc thời cách tàn cách ngày nay từ 3 triệu năm đến một vạn năm rổi đến Anh Sơn, Phúc Sơn là một trong những nơi có di tích cổ xưa thứ hai được phát hiện. Những người Việt cổ thuộc thời văn hóa hậu Sơn Vi thường nhặt đá cuội về ghè đẽo thành công cụ để chặt nạo. Họ sống bằng nghề hái lượm và săn bắt. Mật độ dân cư thời kỳ này đã đông hơn trước. Các đồi gò có người ở thường gần nhau có thể đó là nơi cư trú của những thị tộc trong cùng rpột bộ lạc.
Vậy là qua các di chỉ khảo cổ đã được phát hiện cho ta thấy trong thời đại cổ đại, Nghệ An, huyện Anh Sơn, xã Phúc Sơn đã trải qua đủ các tầng văn hóa và phát triển lên theo thời gian một cách liên tục và rộng khắp. Phúc Sơn là một trong những cái nôi của người Việt cổ trên đất nước ta.
Qua bao thế kỷ chống chọi với thiên nhiên, thú dữ, giặc dã để tồn tại và phát triển cư dân Phúc Sơn ngày càng đông và tiếp nhận các nguồn dân cư từ các nơi khác đến khai khẩn đất hoang, lập nên làng mới. Như thôn Trà Lân thành lập 1978, thôn Bĩa Đá, Thôn Bãi Lim năm 1991, Trong quá trình dựng nước và giữ nước Phúc Sơn đã thực sự thắng địa, phên dậu, đất đứng chân của các anh hùng cứu nước. Phúc Sơn án ngự con đường sơn cước có địa thế hiểm yếu. Qua các thời đại đều lấy nơi đây làm căn cứ địa. Đất lành chim đậu, nhiều người đến đây trước là vì việc nước sau thích nghi thủy, thổ ở lại định cư và sinh cơ lập nghiệp. Đọc gia phả các dòng họ ở Phúc Sơn chúng ta thấy nhiều dòng họ có nguồn gốc từ Bắc Bộ di cư vào. Cũng có một số dòng họ từ phía Nam về đây định cư. Đến năm 2020 trên đất xã Phúc Sơn có 36 dòng họ khác nhau, có 2.489 hộ trên 9.376 nhân khẩu (trong đó có 387 hộ, 1.531 khẩu người dân tộc Thái, còn lại là người dân tộc Kinh). Có cá dân tộc đan lai, Đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo có 37 hộ, 178 nhân khẩu. Xã được cơ cấu thành 13 xóm, 5 bản.
2. Truyền thống lịch sử xã Phúc Sơn
Nhân dân Phúc Sơn có bề dày truyền thống yêu nước và cách mạng rất đáng tự hào. Trong hơn ngàn năm Bắc thuộc, nhân dân ở đây đã tích cực thamfgia nhiều cuộc đấu tranh chống bọn thống trị ngoại bang, giành độc lập dân tộc.
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng mùa xuân năm 40 bùng nổ ở quận Giao Chỉ được “dân ở Cửu Chần và Nhật Nam đều hưởng ứng cả” (theo Đại Việt sử lược). Trong các cuộc khởi nghĩa của Chu Đạt ở quận Cửu Chân, năm 157; Khởi nghĩa Lương Long ở quận Giao Chỉ, năm 178; Khởi nghĩa Bà Triệu, năm 248, đổng bào các dân tộc huyện Hàm Hoan (bao gồm đất Nghệ Tĩnh ngày này) đều tích cực hưởng ứng. Đến năm 542, nhân dân vùng này đã góp phần xứng đáng trong cuộc khởi nghĩa của Lý Bí (Lý Nam Đế). Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đã làm cho dân tộc ta hổi sinh với cái tên mới: Vương quốc Vạn Xuân (542-602).
Vào thếm kỷ VIII, Mai Thúc Loan lãnh đạo nhân dân Hoan Diễn vùng dậy khởi nghĩa chống ách cai trị hà khắc, tàn bạo của nhà Đường. Từ thành Vạn An và căn cứ Sa Nam (Nam Đàn), ông cùng nghĩa quân kéo ra Ái Châu (Thanh Hóa) tiến công ra Bắc, đánh chiếm phủ Thành Tống Bình (Hà Nội), giải phóng đất nước rồi tự xưng là Mai Hắc Đế (năm 722). Thành Vạn An được coi là quốc đô ngày ấy.
Năm 1030, Thiên Thành thứ hai đời Lý Thái Tông, nhân dân Phúc Sơn cùng nhân dân trong châu Nghệ An, đã tích cực giúp Lý Nhật Quang khai khẩn đất hoang mở rộng diện tích đất canh tác và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế, tích lũy lương thảo nuôi dân, nuôi quân phục vụ công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
Năm 1042-1043, dưới sự lãnh đạo của Tri Châu Nghệ An Lý Nhật Quang, nhân dân châu Nghệ An đã tích cực hoàn thành hai con đường thượng đạo chiến lược quan trọng là:
- Đường từ Đô Lương đi Bạch Ngọc, qua xã Tào Sơn, Vĩnh Sơn, Lạt (Tân Kỳ), lên Nghĩa Đàn đi Bãi Chành nối đường Thượng Đạo của Thanh Hóa ra Hoa Lư, Thăng Long hoàn thành trong năm 1042.
- Đường từ Đô Lương đi qua các xã Đăng Sơn, Lĩnh Sơn, Khai Sơn, Long Sơn, Phúc Sơn đến Trà Long thuộc phủ Trà Lân, tới Tương Dương lên Kỳ Sơn giáp Lào.
Hai con đường hình thành nối liền châu Nghệ An ở hai hướng, ra Bắc thông suốt với Thanh Hóa, Hoa Lư tới Thăng Long ...
Về hướng Tây Nam, qua miền núi rùng bao la nối với nước bạn Lào 48 km , tạo điều kiện thuận tiện cho nhân dân đi lại, chuyển vận quân sĩ, lương thảo... Cũng nhờ hai con đường này và việc khai khẩn đất đai canh tác, phát triển kinh tế, khoan thư sức dân, nên châu Nghệ An dưới thời Lý Nhật Quang làm Tri Châu luôn đủ sức đánh bại các kẻ thù lân bang ở phía Nam, phía Tây khi chúng kéo sang xâm lấn biên thùy, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Năm 1285, nhân dân Phúc Sơn đã góp sức cùng nhân dân cả tỉnh chặn đánh một hướng tiến công từ Nam ra Bắc của giặc Nguyên Mông, chủ tướng giặc là Toa Đô phải bỏ vùng này rút quân ra Thanh Hóa.
Thế kỷ XV, Lê Lợi quyết định đưa nghĩa quân vào Nghệ An xây dựng căn cứ để chống lại giặc Minh, giải phóng đất nước. Vào Nghệ An, nghĩa quân được sự ủng hộ của nhân dân Phúc Sơn và cả vùng phụ cận rộng lớn, nghĩa quân Lê Lợi đã đủ lớn mạnh làm nên những chiến công lảy lừng như:
“Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật,
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay
Sau những thất bại nặng nề ở Nghệ An, chính quyền đô hộ hết sức lo sợ trước phong trào đấu tranh của nhân dân ta đang không ngừng lan rộng. Đầu năm 1425, quân Minh đã tập trung lực lượng phản công nhằm chiếm lại Trà Lân. Lực lượng địch huy động vào cuộc hành quân này có tới hàng vạn tên, gồm quân tiếp viện thành Đông Quan và hầu hết lực lượng chủ lực ở thành Nghệ An.
Trước cuộc phản công của giặc, bộ chỉ huy của'nghĩa quân Lam Sơn chủ trương với phương châm theo binh pháp:. “Dữ người đến, chứ không để người dữ đến”.
Nghĩa quân được triển khai lực lượng theo ba hướng:
- Đinh Liệt chỉ huy 1.000 quân từ Trà Lân đi đường tắt xuống chiếm giữ Đỗ Gia (Hương Sơn) dành chỗ tiện lợi.
- Đinh Lễ, đi tuần Diễn Châu.
Cánh quân chính do Lê Lợi trực tiếp chỉ huy, xuống Khả Lưu thuộc làng Mạc Điền (nay thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn), là một bãi đất rộng, bằng phẳng. Mặt Nam và Đông Nam có sông Lam bao bọc. Mặt Tây và Tây Bắc có núi rừng che chở. Mặt Đông mở rộng nối liền cánh đồng ven bờ sông Lam. Đây là một cửa ải quan trọng trên con đường thủy, bộ từ thành Nghệ An lên Trà Lân.
Đồng thời ông cho một bộ phận tinh nhuệ, có cả tượng binh, bí mật vượt sông Lam sang hữu ngạn phục sẵn ở nơi hiểm yếu tại bãi Sở (xưa thuộc làng Đa Cụ, xã Tri Lễ, nay là xã Long Sơn, Anh Sơn). Ở đây nằm cách Phả Lữ 3km về phía Đông - Bắc, là một bãi đất rộng, hướng Đông, Nam, Bắc có sông, suối bao bọc, phía Tây có dãy núi Pheo che chở kín đáo.
Tại Khả Lưu nghĩa quân “ban ngày thì dựng cờ đánh trống, ban đêm đốt lửa” để gây thanh thế.
Quả nhiên quân Minh do Trần Trí, Phương Chính chỉ huy, theo đường bộ và đường thủy ngược sông Lam tiến lên Trà Lân. Đến ải Khả Lưu, giặc thấy nghĩa quân Lê Lợi đóng quân ở bờ Tả sông Lam chặn đường, buộc chúng phải đóng quân tại bãi Phả Lữ (xưa thuộc làng Yên Phúc, nay thuộc xã Phúc Sơn, Anh Sơn), là một bãi đất rộng được chắn bởi sông Lam ở phía Bắc, phía Tây có các dãy đồi Nhật Tự, Động Đá, Chợ Chai làm thành lũy.
Địch cậy thế đông quân, hò hét vượt sông, đánh vào doanh trại nghĩa quân ở bờ Tả Ngạn sông Lam. Nghĩa quân vừa cầm cự vừa rút lui, nhử địch tới trận địa đã mai phục rồi bất thần từ các phía xông ra đánh địch quyết liệt. Quân Minh “bị chém đầu và chết đuối kể đến hàng vạn tên”. Cùng lúc nghĩa quân tại bãi Sở tấn công địch ở Phả Lữ, như “Lửa cháy hai đầu”, buộc lòng Trần Trí, Phương Chính phải lui quân về giữ doanh trại.
Quân Minh, bị thiệt hại nặng nề, nhưng không từ bỏ ý định đánh chiếm lại Trà Lân. Chúng vãn ngoan cố dựng đồn, cắm trại để chống cự lâu dài với nghĩa quân.
Với nghĩa quân Lê Lợi, tuy đã đánh thắng lợi lớn ở Phả Lữ, nhưng do lương thực thiếu, khó có thể cầm cự lâu dài với quân Minh. Trước tình thế đó, nghĩa binh Nguyễn Vĩnh Lộc bàn với Lê Lợi: “Nghĩa quân nên đốt doanh trại của mình, giả rút lui về phía trên như là bỏ trốn, rồi quay lại mai phục nơi hiểm yếu ở Bồ Ái (nay là xã Đức Sơn, Anh Sơn), chờ giặc đến sẽ đánh, Lê Lợi đồng ý và chỉ huy nghĩa quân thực hiện.
Quả nhiên, giặc Minh trúng kế. Trần Trí, Phương Chính tưởng nghĩa quân chạy trốn, thúc quân vượt sông truy quét nghĩa quân. Khi toàn bộ lực lượng của quân Minh lọt gọn vào trận địa mai phục của nghĩa quân, Lê Lợi chỉ huy nghĩa binh xông ra dũng mãnh diệt giặc. “Quân giặc bị giết không biết bao nhiêu mà kể, thuyền giặc trôi ngổn ngang, thây chết đuối tắc cả sông, khí giới bỏ chồng chất khắp núi” (Đại Việt sử ký toàn thư). Tướng giặc Hoàng Thành bỏ mạng, Đô Ty, Chu Kiệt và hơn ngàn tên địch bị bắt sống.
Được sự giúp đỡ ở lực lượng tại chỗ của nhân dân làng Yên Phúc, Đa Cụ xã Tri Lễ, làng Mạc Điền xã Lan Lạng và nhân dân vùng phụ cận, nghía quân Lam Sơn đã giành thắng lợi to lớn ở hai trận diệt giặc Minh tại Phả Lữ và Bổ ảí. Quân Minh bị nghĩa quân tiêu diệt một lực lượng lớn binh sĩ, khiến chúng khiếp nhược, phải từ bỏ âm mưu phản kích chiếm lại thành Trà Lân, quay về cố thủ phòng ngự ở thành Nghệ An. Nghĩa quân Lam Sơn hoàn toàn khai thông con đường tiến về đồng bằng, tiếp tục giải phóng thành Nghệ An, tiến ra Đông Quan, giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ giặc Minh. Đất nước độc lập, Lê Thánh Tông lên làm vua, mở đầu một thời kỳ hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.
Vào cuối năm Mậu Thân (1788), khi người anh hùng “áo vải cờ đào” Quang Trung trên đường tiến quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh, dừng chân ở đất Nghệ An để tuyển quân, chỉ trong vòng mấy ngày đã có trên năm vạn thanh niên xứ Nghệ gia nhập nghĩa quân, góp phần xứng đáng vào đại thặng 29 vạn quân Thanh tại Ngọc Hổi, Đống Đa, mùa Xuân Kỷ Dậu (1789). Như vậy có thể nói trong công cuộc chống quân Thanh, trên đất Nghệ An không có làng nào lại không có người tòng quân cùng Quang Trung đi đánh giặc.
Từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, trước thái độ bạc nhược, đầu hàng của triều đình Huế, các nhà văn thân cùng nhân dân Nghệ An đã tỏ quyết tâm đánh “cả triều lẫn tây”. Năm Giáp Tuất (1874) tại Thanh Chương, Nam Đàn đã nổi lên cuộc khởi nghĩa của Trần Tấn và Đặng Như Mai.
Hịch “Bình Tây, sát Tả” của Trần Tấn, đã thu hút mạnh mẽ nhân dân làng Yên Phúc và khắp vùng Nghệ Tĩnh nô nức hướng ứng tích cực tham gia khởi nghĩa. Đó là đỉnh cao trong 16 năm (1858-1874) đấu tranh chống lại bọn cướp nước và bè lũ bán nước của nhân dân Nghệ An nói chung và làng Yên Phúc - Tri Lễ xưa và xã Phúc Sơn nói riêng.
Trong hơn 10 năm (1885-1896) tồn tại của phong trào Cần Vương chống Pháp, do Phan Đình Phùng, Cao Thắng ở Hương Khê (Hà Tĩnh) lãnh đạo. Nhân dân khắp tỉnh Nghệ An đã sôi nổi hưởng ứng. Tại vùng Tây - Nam Nghệ An, nhân dân hưởng ứng phong trào Cần Vương, dưới sự thống lĩnh của chí sĩ yêu nước Lê Doãn Nhã, ông đã chọn địa bàn Anh Sơn, Con Cuông làm căn cứ xây dựng lực lượng. Dưới lá cờ khởi nghĩa của ông, đông đảo nhân dân tham gia, trong đó có những tướng lĩnh can đảm, gan dạ, mưu trí như Quản Bông (tên thật là Lang Văn út, ở Môn Sơn, huyện Con Cuông), Đặng Bá Lới, Nguyễn Văn Khiêm, giữ chức Thiếp tố, Đinh Cao, Nguyễn Văn Kỳ giữ chức điển hỷ, cả bốn ông đều là người làng Yên Phúc, xã Tri Lễ, còn nhiều người được. Phan Đình Phùng, Lê Doãn Nhã tin cậy giao những chức vụ quan trọng như ông Tác Khai (Khai Sơn), Đặng Văn Phiên, Nguyễn Thiên Cẩn (người xã Vinh Sơn). Nhiều nơi trên địa bàn Anh Sơn nhân dân và nghĩa quân đã tích cực xây đồn, đắp lũy để chống Pháp: Cồn Phối (Phúc Sơn), khe sắc (Thành Sơn), Cồn Mộc, Hồ Đồn, Trại Cây Cam (Lạng Sơn), Tứ Giáp, Bồ Lư (Cao Sơn)... Nghĩa quân kiểm soát cả một vùng rộng lớn từ Anh Sơn lên tận Con Cuông, đánh địch nhiều trận khiến địch hết sức hoang mang. Trận đánh nổi tiếng của nghĩa quân nhờ sự giúp đỡ của nhân dân Yên Phúc và nhân dân vùng phụ cận, tiến quân tiêu diệt đồn binh tại đồn Dừa. Bài vè sau mô tả phần nào cuộc tiến công táo bạo đó:
“Chia quân ra mười Vệ
Kéo thẳng đến đồn Dừa
Quan tướng cả vừa ra
Khi “hờ” khi “hạ ” đá
Sắp lệnh quân vào
Đại pháo đưa lên cao
Bắn nhà chung đổ nát
Bắn trên đồn đổ nát
Lệnh truyền chém hết
Giặc trẻ, giặc tra...”
Sau chiến thắng vẻ vang này, Lê Doãn Nhã rút lực lượng về, cùng nghĩa quân của tiến sĩ Nguyễn Xuân Ôn chiến đấu trên địa bàn các huyện Yên Thành, Đô Lương, Thanh Chương... Thêm nhiều năm nữa, khiến cho thực dân Pháp hết sức lúng túng, phải tìm đủ mọi cách mới dập tắt được phong trào.
Đầu thế kỷ XX, cả nước ta bùng lên phong trào Đông Du và công cuộc vận động Duy Tân. Người khởi xướng phong trào Đông Du là nhà chí sĩ yêu nước kiệt xuất Phan Bội Châu. Năm 1904, ông lập Duy Tân Hội, vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật Bản du học để tìm phương kế cứu vong dân tộc. Là người tiêu biểu cho xu hướng bạo động lúc bấy giờ, Phan Bội Châu đã cùng Ngô Quảng lôi cuốn được nhiều tầng lớp nhân dân, kể cả giáo dân tích cực tham gia phong trào kháng Pháp. Văn thơ yêu nước của Phan Bội Châu có sức hấp dẫn mạnh mẽ, giục giã mọi người dân làng Yên Phúc cùng cả nước ra tay hành động chống Pháp. Trong lúc Phan Bội Châu đang chuẩn bị thành lập Việt Nam quang phục hội ở Trung Hoa thì ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước. Người đã đến nhiều nước trên thế giới, làm nhiều nghề lao động khác nhau, tìm hiểu nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc và đời sống nhân dân các nước thuộc địa.
Qua thời gian khảo nghiệm thực tiễn, năm 1920, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây không chỉ là bước ngoặt đối với cuộc đời Nguyễn Ái Quốc, mà còn là bước ngoặt của cách mạng Việt Nam. Lý luận của chủ nghĩa Lênin đã soi đường cho Nguyễn Ái Quốc, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc thì trước hết phải có “Đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”. Từ nhận thức đó, Nguyễn Ái Quốc ra sức chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam, mà trước hết là truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường cứu nước vào Việt Nam.
Những năm sau đó, nhiều thanh niên yêu nước xứ Nghệ đã lần lượt xuất dương qua trại Cày Đặng Thúc Hứa ở Xiêm rổi sang Trung Hoa. Tại đây, vào năm 1924, họ đã được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Riêng ở Phúc Sơn, thời kỳ này không có người sang trại Cày Đặng Thúc Hứa, nhưng huyện Anh Sơn (lớn) cũng đã có 34 người sang dự các lớp huấn luyện chính trị ở đó. Họ thực sự là những Cán bộ cách mạng hạt nhân, góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin qua đường cách mệnh của Nguyễn Ái Quốc về vùng quê yêu dấu huyện Anh Sơn, trong đó có nhân dân xã Tri Lễ, làng Yên Phúc.
Những cán bộ cốt cán được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc huấn luyện, đào tạo, về nước đẩy mạnh vận động cách mạng, thúc đẩy phong trào công nhân yêu nước phát triển mạnh mẽ. Đến năm 1929, ở Việt Nam đã ra đời ba tổ chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Tháng 8/1929, được sự giúp đỡ của xứ ủy Đông Dương Cộng sản Đảng Trung Kỳ, chi bộ Đông Dương Cộng sản đầu tiên được thành lập ở Dương Xuân (huyện Anh Sơn), gồm 7 đảng viên, do đồng chí Phan Thái At làm Bí thư chi bộ. Sau ra đời của tổ chức chi bộ, các tổ chức thanh niên, nông hội đỏ cũng được thành lập. Đến cuối năm 1929, các chi bộ Tri Lễ, Làng Diễn, Yên Lĩnh, Yên Lương, Long Điền và Thuận Trung lần lượt ra đời.
Sự ra đời của chi bội đảng đầu tiên, tiếp đến các cơ sở Đảng, cùng các tổ chức quần chúng ở các làng khác được xây dựng cùng với sự thành lập Tổng nông hội đỏ Nghệ An như mọt luồng gió mạnh thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước của nhân dân Anh Sơn và làng Yên Phúc. Hàng loạt cuộc đấu tranh của quần chúng đã nổ ra.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930), quá trình hình thành chi bộ Yên Phúc xưa, Phúc Sơn nay, có chung với toàn Đảng bộ Nghệ An là: Quá trình kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác - Lê nin'với phong trào công nhân Trường Thi - Bến Thủy mạnh mẽ và phong trào yêu nước sôi sổi của nhân dân trong toàn tinh vào cuối thập niên 20 của thế kỷ XX.
Đó là thắng lợi có tầm quan trọng đặc biệt đối với tiến trình cách mạng giải phóng dân tộc ở làng Yên Phúc xưa, Phúc Sơn nay nói riêng, huyện Anh Sơn và Nghệ An nói chung.
Trong cuộc tổng diễn tập đầu tiên của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nghệ An là trận địa chính - nơi diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt kéo dài 2 năm (1930- 1931), trong đó, những năm tháng tồn tại của chính quyền Xô viết ở làng Yên Phúc, xã Tri Lễ xưa, Phúc Sơn ngày nay và nhiều làng xã khác ở Anh Sơn, Thanh Chương... là dấu son chói lọi trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
“Tuy đế quốc đã dập tắt phong trào đó trong biển máu, nhưng Xô viết Nghệ Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này” (1).
Cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh trong đó có đóng góp công lao của nhân dân Yên Phúc đã gây tiếng vang lớn trong cả nước và trên thế giới.
Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945 của làng Yên Phúc và nhân dân rộng khắp cả huyện, tỉnh giành thắng lợi rực rỡ,góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của cả nước, phá tan xiềng xích nô lệ của chế độ phát xít, thực dân phong kiến trên đất nước ta, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc ta: Kỷ nguyên độc lập dân tộc và quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954) quân, dân Nghệ An nói chung, nhân dân làng Yên Phúc, xã Anh Dũng - Kim Long xưa, xã Phúc Sơn nay, đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, xây dựng được hậu phương chiến lược vững chắc và cung ứng với mức cao nhất sức người sức của cho tiền tuyến, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc, tiêu biểu là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975) xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An và địa bàn quân khu IV là mục tiêu phá hoại đầu tiên của giặc Mỹ. Cùng với nhân dân cả quân khu IV, địa bàn và nhân dân Phúc Sơn xứng đáng là tiền tuyến của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, là hậu phương trực tiếp của tiền tuyến lớn miền Nam anh hùng. Xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An giữ một vị trí chiến lược quan trọng với cách mạng cả nước. Với tinh thần “cho cả nước, vì cả nước”, Đảng bợ xã Phúc Sơn, đã lãnh đạo nhân dân xã nhà phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng khắc phục khó khăn vượt qua ác liệt của chiến tranh, “vững tay cày, chắc tay súng”, bảo vệ và xây dựng hậu phương vững chắc, chi viện cho tiền tuyến, luôn bầo đảm “gạo không thiếu cân, quân không thiếu người, đóng góp xứng đáng vào toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (30/4/1975) giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Năm 2004, ghi nhận công trạng đóng góp 21 năm chống Mỹ, của Đảng bộ và nhân dân xã Phúc Sơn Nhà nước đã phong tặng xã danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”.
Từ năm 1986, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với cả nước, Phúc Sơn tham gia vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới mục -tiêu “dân giàu nước manh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
1 - Truyền thống văn hóa
Văn hóa Phúc Sơn nằm trong văn hóa xứ Nghệ. Có một văn hóa Phúc Sơn, trong nền văn hóa xứ Nghệ giàu bản sắc là phải trải qua quá trình hình thành vùng đất cổ xưa, với địa lý, địa hình, thủy thế đất đai, khí hậu, tiềm năng đa dạng và sự lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh để tồn tại, phát triển của con người nơi đây từ hàng chục vạn năm, cộng với sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền của Tổ quốc, các nước trong khu vực và thế giới để tiếp thu, chọn lọc những giá trị tinh thần, rồi cải biến, nhào nặn ra cái riêng của mình vừa rất truyền thống mang nét tiến bộ, văn minh.
Từ thuở Vua Hùng dựng nước đến ngày nay, cư dân Phúc Sơn đã phát triển lên gần 8.000 người với hàng chục dòng họ, có nguồn gốc bản địa hoặc từ nơi khác thiên di tới.
Qua bao thế hệ, nguồn sống chínhị ọỷia cư dân Phúc Sơn là nông nghiệp lúa nước. Là vùng miền núi nên nghề khai thác Yên Phúc xưa, Phúc Sơn nay có đời sống tâm linh, phong phú. Dân Phúc Sơn trước kia có người theo đạo phật, có chùa thờ phật “Thích ca Mâu Ni” tại hàng Dừa (ông Hòa, xóm Thượng), có sư sãi nhưng không phát triển, sau này cứ mai một dần. Đạo thiên chúa giáo có trên 35 hộ, 178 nhân khẩu. Đồng bào công giáo thờ chúa ba ngôi với quan niệm:
Cầu nhân như đắc nhân
Kiến thánh khắc do thánh.
Đông đảo nhất là đổng bào lương. Nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên với quan niệm: “sự tử như sự sinh”, “âm dương dị đồng nhất lý” nên ngày giỗ, ngày tết, nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã khuất, người ta có cơi trầu, bát nước, chén rượu, thẻ hương với “lễ bạc lòng thành” hướng về cội nguồn. Ra ngoài làng nước thì ở đình người ta thờ thành hoàng, ở đền thờ thần, ở tĩnh thờ thánh tiên.
Làng Yên Phúc xưa, xã Phúc Sơn nay có đình làng bảy gian, hậu cung ba gian được chạm trổ kiểu cách, hoa văn tinh xảo của thời Lê, không kém phần độc đáo, kỳ công như các đình làng ở miền xuôi. Đình có bức trung đường ghi: “Thiên - địa - thần - nhân - phúc”, hai cột quyết ghi câu đối: “Yêu dân trụ thạch tam như ngũ; Phúc địa lâu đài cựu chuyển tân”, hai cột quyết lớn ở cổng có câu đối: “Mã lĩnh nam triều chung vương khí; Kim Sơn tây cũng thảo văn phong”, tạm dịch: “Phía Nam có núi ngựa chầu, vẽ nên vương khí của làng; Phía Tây có núi Kim Nhan hướng về,wịệt nện nét văn hóa của làng”. Đình là nơi để làng Yên Phúc thờ Thành Hoàng làng. ở đình, làng mỗi năm có hai ngày lễ: Ngày 6 tháng Giêng là lễ Khai hạ, ngày 18 tháng 6 là ngày lễ Thành hoàng. Ngày lễ 18 tháng 6 là ngày lễ lớn của làng. Có lễ, có hội, có cúng, tế, rước kiệu có các cuộc thi, lễ vào làng.
Dân Yên Phúc còn thờ các nhân thần ở đền. Làng có năm đền:
- Đền Đệ Nhất (còn gọi là đền Cả, ở xóm Bơ) thờ ông Nguyễn Công cẩm, Thái học sỹ công Khanh Thượng đẳng Thần;
- Đền Đệ Nhị (còn gọi là đền Hai, ở xóm Bàng) thờ ông Đặng Minh Bích, tướng công Dục Bảo, trung hưng Thượng đẳng thần;
- Đền Đệ Tam (xóm Hùng) thờ ông Đặng Công Viện, quân công tể tướng lĩnh binh;
- Đền Đệ Tứ (ở xóm Miện) thờ ông Nguyễn Công Quận, tể tướng lĩnh binh Thượng đẳng thần;
- Đền Đệ Ngũ (gần cây gạo đình làng) thờ ông Nguyễn Ngọc Sách, đức Thánh thượng Thừa (người làng chết hiển thánh).
Đồng bào dân tộc Thái ở trong xã thì ngoài việc thờ cúng tổ tiên họ còn cúng ma. Theo họ, xung quanh người trần, trên trời, dưới đất, ngoài đường, trong rừng, trong khe... nơi nào cũng có ma. Ngay trong nhà, trong buồng, trong bếp cũng có ma gọi là ma xó. Co loại ma lànBpcốdoại ma dữ, tất cả các loại ma đều phải cúng hết... Sau này, khi thực hiện đời sống mới và nhất là khi khoa học đã phát triển sâu rộng, trình độ dân trí được nâng cao thì việc cầu cúng tế lễ của người Kinh cũng như người Thái đã thay đổi rõ rệt. Nhất là đối với đồng bào người Kinh ở Phúc Sơn thì việc cầu cúng, đồng bóng đã chấm dứt hàng mấy chục năm nay.
Tuy việc quan niệm và cách thờ cúng khác nhau, nhưng người dân Phúc Sơn dù lương hay giáo, người Kinh hay người Thái, dân bản địa hay dân “ngụ cư” đều lấy cuộc sống yên bình của cộng đồng làm trọng. Mọi người đều sống chan hòa, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng tập tục từng thôn, bản, tôn trọng giáo lý của nhau và đều tôn trọng bảo vệ pháp luật Nhà nước. Đặc biệt trong tín ngưỡng mọi người đều biết tôn trọng tự do tín ngưỡng của người khác. Phúc Sơn còn có mối thân tộc, truyền thống đoàn kết hữu nghị lâu đời với tỉnh biên giới Bô Ly Khăm Xây của đất nước Lào anh em.
Cùng chung với nhân dân trong tỉnh, nhân dân Phúc Sơn cũng có kho tàng văn hóa dân gian phong phú, đa dạng: Tục ngữ, ca dao, câu đố, truyện cổ tích, truyện trạng, câu đối... giàu hình tượng, hàm súc, sâu sắc. Các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ trữ tình, sâu lắng. Đồng bào Kinh có hát dặm, hát ví, hát bội, ca trù... Đồng bào Thái có các trường ca hấp dẫn.
Cũng như nhiều miền đất khác trên đất Nghệ An và cả nước ta, từ xa xưa nhân dân Phúc Sơn chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo. Truyền thống cử nghiệp y lược phát huy mạnh mẽ trên mảnh đất này.
Con người Yên Phúc có tiếng hiếu học, với hình ảnh cao đẹp của thầy đồ Nghệ, nhân dân làng còn nhớ mãi công lao dạy dỗ con em trong vùng của các thầy đồ hán học như: Nguyễn Văn Tư, Nguyễn Văn Phơn, Nguyễn Văn Tri, Dương Đình Khanh...
Trong phạm vi nhỏ hẹp, làng xưa, xã nay, nhưng Phúc Sơn có rất nhiều người đỗ đạt trong các kỳ thi hương, thi hội, thi đình. Tiêu biểu cho thời kỳ Hán học làng có các ông: Tiến sĩ Nguyễn Văn Giá, Tú tài nhất Nguyễn Văn Thưởng, tú tài nhị Đặng Văn Thiều, tú tài tư Nguyễn Đức Tú, tú tài năm Đặng Quang Cơ, tú tài sáu Nguyễn Văn Uyển...
Thời Tây học có: Tiễn sĩ Nguyễn Văn Định và tú tài toàn Đông Dương có các ông: Nguyễn Văn Đàn, Nguyễn Văn Lương.
Thời kỳ chống Pháp có các ông tú tài: Nguyễn Văn Quỳ, Nguyễn Văn Bàng...
Đất nước giành độc lập, song vừa thoát ra khỏi chiến tranh nên còn nhiều khó khăn trong cuộc sống. Mặc dầu vậy Đảng bộ vẫn chăm lo phát triển văn hóa giáo dục. Bằng tinh thần hiếu học truyền thống, Yên Phúc là một trong những làng sớm xóa nạn mù chữ nhất huyện Anh Sơn. Dân trí từng bước được nâng cao và tương đối đồng đều, là điều kiện để ứng dụng khoa học vào sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Có nhiều con em xã Phúc Sơn đã vươn lên trong học tập đạt được nhiều học vị cao như: Cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, tiêu biểu như các ông, bà: Nguyễn Văn Châu, Lê Trọng Cúc, Lê Trọng Đào, Nguyễn Thị Kim Ninh, Nguyễn Thị Kim Yến, Nguyễn Thị Kim Chu, Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Cảnh Hoa, Nguyễn Như Sơn là những người đạt học vị cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ khoa học của các ngành kinh tế - xã hội.
Khi nói đến bản tính người Phúc Sơn, mọi người không thể không nghĩ đến điều kiện địa lý đặc biệt, núi rừng, sông ngòi, đồng bằng, hội tụ trong một dãi đất cổ, vừa đặt con người, nơi đây trước những đối mặt gay gắt với gió Tây nam, nắng hạn, bão lụt, vừa ban cho con người một cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, tạo nên những cảm hứng thẩm mỹ, thăng hoa. Có lẽ chính vì vậy mà người Yên Phúc xưa, Phúc Sơn nay có nhiều cốt cách thông minh, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, khảng khái, dám xả thân vì nghĩa lớn, chịu thương, chịu khó, chịu khổ, sống trung thực, thẳng thắn, mộc mạc, ân tình, giản dị, luôn tìm cái mới mà không quên cội nguồn để đi lên.
Văn hóa Phúc Sơn trong văn hóa xứ Nghệ, văn hóa sông Lam luôn luôn nằm trong mạch nguồn và dòng chảy vô tận của văn hóa Việt Nam, đã góp phần đáng kể trong xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hóa Phúc Sơn, văn hóa xứ Nghệ cũng như văn hóa Việt Nam trở thành nền tảng tinh thần, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội đất nước, quê hương phát triển.
( trích chương 1 lịch sử Đảng bộ và nhân dân xã Phúc Sơn)
PHÚC SƠN - ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN - CON NGƯỜI, NHŨNG NÉT TIÊU BlỂU TRONG TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA