TRUYỀN THỐNG TRƯƠNG TRUNG HỌC CƠ SƠ PHÚC SƠN
TRUYỀN THỐNG TRƯƠNG TRUNG HỌC CƠ SƠ PHÚC SƠN
I. Mảnh đất và con người Phúc Sơn
Phúc Sơn là một vùng đất yên bình, xanh tươi nằm bên hữu ngạn dòng sông Lam xanh biếc, với diện tích 14.500 ha đất rừng tự nhiên; chiếm 943 ha đất rừng; có 111 trang trại. Đến với Anh sơn nói chung và mảnh đất Phúc Sơn nói riêng, chúng ta được đắm mình trong một màu xanh mênh mông bát ngát của đồng lúa, bãi ngô, đồi chè, rừng xanh nguyên sinh kéo dài đến tận biên giới Việt - Lào. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng nhiều cảnh quan kỳ thú như : Đập Cao Cang nằm giữa vùng núi rừng, lèn đá vôi như Hạ long tiên cảnh, rồi lèn Kim nhan với độ cao 1340m so với mặt nước biển, mà giữa đỉnh có một cái hang như miệng cá đã thu về mọi khí tinh anh của đất trời, non, nước, rồi một bản làng Vều soi bóng bên sông Giăng trong veo giữa đại ngàn gió núi.
Nói đến Phúc Sơn nếu ta chỉ dừng lại ở ngợi ca vẻ đẹp cña miÒn ®Êt nµy thì chưa đủ, một điều hết sức quan trọng nữa cần phải hiểu từ mảnh đất tươi đẹp này con người Phúc Sơn đã sinh ra và lớn lên mang một cốt cách riêng biệt: Đó là truyền thống cách mạng, truyền thống anh hùng bất khuất, sống có khí phách, truyền thống tự tôn Làng/ Xã. Con người Phúc Sơn cần cù chịu khó, chân thật, trung thực, thẳng thắn, đã nói là làm, đã làm là làm đến nơi, đến chốn, không ngại khó khăn , không ngại gian khổ. Truyền thống “chung lưng đấu cật” “bát cơm sẻ nửa, manh áo mặc chung” được hun đúc trong mỗi con người Phúc Sơn từ ngàn xưa tới nay, khi cần thì xả thân vì nghĩa cả để giữ gìn quê hương đất nước, tình làng nghĩa nước luôn được đùm bọc giữ gìn . Chính tình yêu thương đoàn kết , thống nhất ý chí, nghị lực đã gắn bó nhân dân Phúc Sơn thành một sức mạnh đủ để vược qua gian khó, hiểm nghèo và làm trọn nghĩa vụ với quê hương đất nước.
Đặc biệt truyền thống hiếu học và học giỏi của người dân Yên Phúc được kế thừa và hun đúc từ ngàn xưa đến tận bây giờ.
Từ Phúc Sơn mảnh đất còn nghèo khó - nắng gió này, những người con ưu tú, ham học đã để lại tiếng thơm rạng danh cho dòng họ và quê hương.Trong thời kỳ phong kiến, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, Làng Yên Phúc đã nổi tiếng khắp nơi vì có 6 người đỗ tú tài, 2 người đỗ cử nhân và năm thi Quí Sửu 1913, tiến sĩ Nguyễn Văn Giá được ghi vào bảng vàng danh dự. Ngày ấy, khi mà cuộc sống của những con người nông dân ở đây hết sức khó khăn, vất vả và lam lũ, thì vẫn sáng ngời những gia đình, những dòng họ miệt mài kiếm cái chữ cho con như gia đình ông Nguyễn Văn Thưởng, 3 cha con khăn gói đi thi tú tài cùng một lúc và kết quả một người đỗ nhất trường, một người đỗ nhị trường và một người đỗ tam trường. Năm 1928 có Nguyễn Văn Định đỗ đầu tú tài Tây, sau đó đỗ Tiến sĩ Luật khoa tại Pháp, rồi Tiến sĩ Nguyễn Văn Lương, tú tài Đặng Quang Tú…
Truyền thống hiếu học, truyền thống Khoa bảng đó được người dân Yên Phúc mãi mãi giữ gìn và phát huy giữa thời cách mạng và thời đổi mới của đất nước. Những thế hệ trẻ Phúc Sơn vẫn tiếp bước và thắp sáng ngọn lửa tinh thần ham học - học giỏi, tinh thần chịu thương chịu khó vươn lên lập thân lập nghiệp, để đóng góp cho đất nước nhiều cán bộ chuyên môn giỏi, những chuyên gia doanh nghiệp, nhà khoa học tài năng như: Giáo sư Tiến sĩ Lê Trọng Cúc giảng viên trường Đại học Khoa học và nhân văn, Nguyễn Trọng Lục viện toán học Hà Nội, Lê trọng Đào Viện khí tượng và thuỷ văn biển, Đặng Quang Nam Trưởng tăng thiết giáp, Nguyễn Văn Tam, Đặng Đình Hải Bộ xây dựng, Nguyễn Văn Khoa Bộ Quốc Phòng, Nguyễn Văn Giang Thị trường chứng khoán Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Như Sơn Viện tin học và ứng dụng phần mềm Hà Nộị... Đặc biệt thật xúc động và tự hào khi được biết tấm gương trẻ Đặng Hồng Lam với Luận văn tốt nghiệp xuất sắc của trường Đại học Giao thông vận tải và được tôn vinh ở Văn miếu Quốc Tử Giám và còn biết bao người con ưu tú, từ làng Yên Phúc - Phúc Sơn trưởng thành đang đi khắp mọi miền của Tổ quốc, để đóng góp cống hiến tài năng - trí tuệ của mình cho quê hương - đất nước. Qua đó người dân Yên Phúc một lần nữa tự tin khẳng định: Tinh thần hiếu học của làng không mai một đi mà đang được thế hệ trẻ tiếp bước vinh quang, làm rạng danh cho quê hương làng Đỏ anh hùng.
Tất cả các thế hệ trẻ PhúcSơn trưởng thành, dù đi đâu về đâu, dù ở phương trời nào đi chăng nữa, thì trong sâu thẳm tâm hồn và trái tim mình, mỗi lần trở về nguồn cội cũng không thể nào quên được mái trường thân yêu đã ươm mầm, nuôi dưỡng, chăm sóc mình trưởng thành, thành đạt đó là “Trường trung học cơ sở Phúc Sơn !”
II. Truyền thống trường THCS PhúcSơn.
Ngược theo Quốc lộ số 7, đến địa phận xóm 4 xã Phúc Sơn, nhìn sang bên phải chúng ta sẽ thấy ngôi trường THCS Phúc Sơn khang trang, bề thế, ẩn mình trong màu xanh của cây lá. Xung quanh là cánh đồng lúa như một tấm thảm đổi màu bao bọc toả hương thơm ngát, xa xa là làng quê Yên Phúc thanh bình yên ả, càng làm cho ngôi trường của chúng tôi có một vẻ đẹp rất riêng biệt, độc đáo mà hiếm có ngôi trường nào có được. Tất cả đó mới chỉ là những gì chúng ta nhìn thấy và cảm nhận ban đầu. Đi sâu vào tìm hiểu hẳn chúng ta càng khâm phục và tự hào hơn nữa bởi một bề dày lịch sử: 60 năm xây dựng và trưởng thành - là một trong những cái nôi tuyệt vời nhất đã ươm mầm, nuôi dưỡng, chăm sóc bao thế hệ học sinh trưởng thành - thành đạt góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
1. Quá trình hình thành, xây dựng và trưởng thành.
Trước cách mạng tháng Tám trường học chỉ có ở Tỉnh lỵ Vinh, Huyện lỵ Đô Lương, việc học của con em nhân dân trong xã chủ yếu là phải đi xa, hoặc mời thầy ở các nơi về dạy trong nhà là chính. Năm 1911 chính phủ Nam Triều cho mở một trường cho cả Tổng Lãng Điền, chủ yếu là học chữ Quốc ngữ, chữ Hán, nhưng cũng chỉ có một lớp và cũng không được lâu dài. Vào đầu thập niên 30 của thế kỉ XX - Tỉnh cho mở một trường công gọi là trường Yếu lược tại đình ThượngThọ nhưng chỉ có hai lớp bốn và năm để đi thi yếu lược. Học sinh đậu yếu lược muốn học thêm phải thi vào trường Phủ tại Đô Lương và trường Nhân Trung - xã Bạch Ngọc.
Cách mạng tháng tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời phong trào thi đua xoá nạn mù chữ dẫy lên trong khắp cả nước nói chung và làng quê bé nhỏ Yên Phúc nói riêng. Già, trẻ, gái trai thi đua học tập “người nhiều chữ bày cho người ít chữ, người ít chữ bày cho người không biết chữ”. Đêm đêm dưới ánh đèn dầu nhân dân Yên phúc đua nhau đi học lớp Bình dân học vụ. Người dân Yên Phúc mơ ước khát khao làm sao có một ngôi trường đàng hoàng cho con em mình được học hành tử tế. Mơ ước đó đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đáp ứng . Năm 1947- 1948 Trường Quốc Lập Kim Long được thành lập để dạy học cho con em PhúcSơn, Và các xã lân cận: Thạch sơn, Đỉnh sơn , Khai sơn -Trường được đặt tại Đình Thượng Thọ - Phúc Sơn do thầy Nguyễn Văn Bình làm hiệu trưởng. Có thể nói rằng trường Quốc Lập Kim Long là tiền thân đầu tiên của trường THCS Phúc sơn ngày nay.
Từ khi thành lập tới nay trường đã trải qua các đời hiệu trưởng và số lần thay đổi di dời địa điểm như sau:
- Từ năm 1947 đến 1953 tên trường là trường Quốc Lập Kim Long. Hiệu trưởng thầy Nguyễn Văn Bình - quê Phúc Sơn .
Địa điểm Đình Thượng Thọ - Phúc Sơn.
- Từ năm 1953-1954 tên trường là trường cấp hai Phúc Sơn. Hiệu trưởng Thầy Phạm Huy Phác - quê ở Đô Lương.
- 1954-1958 Tên trường là Trường phổ thông cấp 2 Phúc Sơn. Hiệu trưởng thầy Nguyễn Đăng Giáp quê ở Đô Lương.
Địa điểm : Đình Thượng Thọ - Phúc Sơn.
- Từ năm 1958-1961 Tên trường là Trường phổ thông Cấp hai Phúc Sơn. Hiệu trưởng Thầy Hoàng Đình Bật quê ở Thái Sơn- Đô Lương.
Địa điểm: Đình Thượng Thọ.
- Từ năm1961-1962 tên trường là Trường phổ thông cấp 2 Phúc Sơn. Hiệu trưởng Thầy Bùi Khắc Thứ. Quê ở Thanh Chương
Địa điểm: Đình Thương Thọ - Phúc Sơn
- Từ 1962- 1963 thầy Trần Đình Hoàn làm hiệu trưởng.
Địa điểm: Đình Thượng Thọ - Phúc Sơn
- Từ năm 1963 -1965 Hiệu trưởng thầyThái Doãn Bản. Quê ở Hoà Sơn- Đô Lương
Địa điểm: Đình Thượng Thọ
- Từ năm 1965 -1967 Hiệu trưởng thầy Đậu Khắc Phồn. Quê Đô Lương
- Từ năm 1967-1972 Hiệu trưởng thầy Nguyễn Hàm Tam. Quê ở Quang Sơn- Đô Lương.
Địa điểm : Đình Thượng Thọ
- Từ năm 1972-1975. Hiệu trưởng thầy Nguyễn Văn Song
Địa điểm : Đình Thượng Thọ
- Từ năm 1975-1981. Hiệu trưởng thầy Nguyễn Đăng Hiến, quê ở Long Sơn - Anh Sơn.
(Từ 1975 đến 1980 trường đóng tại Đình Thượng Thọ. Từ năm 1981 trường chuyển về địa điểm mới là Đồi Công Viên - Gần Rú Cấm)
- Từ năm 1981-1987. Hiệu trưởng thầy Nguyễn Văn Ngũ. Quê ở Thanh Chương.
Địa điểm : Đồi công viên - Phúc Sơn
- Từ năm 1987-2000 thầy Lê Văn Thế quê ở Hưng Hoà - Vinh làm Hiệu trưởng.
Địa điểm: Đồi Công Viên
- Từ năm 2000 đến nay do thầy Thái Bá Châu quê ở Diễn Châu làm hiệu trưởng. (Từ năm 2000 đến 2001 Trường đóng tại Đồi Công viên. Từ năm 2002 trường chuyển về địa điểm mới hiện nay đó là Xóm 4 xã Phúc Sơn (gần đường Quốc lộ 7)
Như vậy từ khi thành lập tới nay trường đã trải qua 13 đời hiệu trưởng và 3 lần di dời địa điểm chính. Trong 60 năm xây dựng và trưởng thành đó trường THCS Phúc Sơn đã đạt những thành tích hết sức to lớn.
2. Những thành tích đạt được:
Phải tự hào rằng trường THCS Phúc Sơn là cái nôi đầu tiên để nuôi dưỡng nhân tài . Không những cho con em Phúc Sơn mà các xã lân cận như : Thạch Sơn, Vĩnh Sơn, Long Sơn, Khai Sơn. Sự nghiệp giáo dục ở Phúc Sơn đã có bề dày lịch sử đáng ghi nhận. Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành tuy có những bước phát triển thăng trầm khác nhau, nhưng nhìn chung đó là một quá trình phát triển đi lên không ngừng.
Trường Quốc lập Kim Long với những bước đi chập chững, với bao khó khăn chồng chất nhưng dưới sự lãnh đạo tài giỏi của thầy Nguyễn Văn Bình và sự nỗ lực của tập thể giáo viên – phụ huynh học sinh, nền giáo dục Yên Phúc đã bước đầu khơi móng, tạo nền tảng vững chắc đầu tiên cho sự phát triển sau này. Con em làng Yên Phúc và các xã lân cận được giáo dục đến nơi đến chốn, những thế hệ học sinh đầu tiên, nhiều người đã thành đạt và cống hiến sức mình cho quê hương , cho Tổ quốc.
Từ năm 1953 đến 1960 các Thầy Phạm Huy Phác, Nguyễn Đăng Giáp, Hoàng Đình Bật làm hiệu trưởng. Thời kỳ này với chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ chống Thực dân Pháp xâm lược. Hoà bình lập lại ở miền Bắc, phong trào cải cách ruộng đất diễn ra khắp nơi. Còn miền Nam đang đấu tranh không khoan nhượng với giặc Mỹ. Làng xã có sự biến động mạnh mẽ, địa chủ phong kiến Việt gian phản động bị đấu tố gắt gao, nông dân đang thể hiện vai trò làm chủ của mình. Tại ngôi trường cấp hai Phúc Sơn, việc dạy – học của Thầy và Trò vẫn diễn ra miệt mài không quản khó khăn gian khổ . Đặc biệt năm 1957 trường bắt đầu mở lớp 7 đầu tiên. Học sinh toàn huyện tập trung về học tại đây. Trường đã đào tạo không những học sinh làng Yên Phúc mà học sinh của cả huyện, trở thành những con người mới cho công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và chống Mỹ cứu nước ở Miền Nam.
Từ năm 1960-1975. Đây là thời kì miền Nam đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ác liệt , còn ở miền Bắc công cuộc xây dựng CNXH đang tiến hành dở dang. Tháng 8 năm 1964 đế cuốc Mỹ leo thang bắn phá tàn khốc. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, vừa làm nhiệm vụ hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miến Bắc và cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam đòi hỏi học sinh không những phải học giỏi văn hoá mà cần phải rèn luyện thể chất tốt để sẵn sàng chiến đấu. Những năm tháng đó, do điều kiện chiến tranh tàn phá, trường Cấp II Phúc Sơn phải sơ tán nhiều nơi, như dời về xóm Bơ và một số gia đình dân, thậm chí học ở cả dưới hầm để đảm bảo an toàn. Mặc dầu vậy nhưng có thể nói rằng đây là thời kì hào hùng nhiệt huyết nhất của thầy - trò Trường Cấp II Phúc Sơn. Trường Cấp II Phúc Sơn trở thành gương điển hình, điểm sáng của sự nghiệp giáo dục Tỉnh nhà. Được Ty giáo dục Nghệ An chọn làm mô hình điểm: Trường Tổ đội lao động xã hội chủ nghĩa và được mệnh danh là trường Bắc Lý của Tỉnh. Ty giáo dục đã từng nêu “ Học tập Phúc Sơn, Nghĩa Đồng giáo dục Nghệ An kiên cường thắng Mỹ”. Đặc biệt năm 1971 đoàn của Bộ giáo dục do thứ trưởng bộ giáo dục Võ Thuần Nho dẫn đầu về kiểm tra, tuyên dương phong trào thực hiện nguyên lí giáo dục “Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất”. Thứ trưởng đã khen ngợi con em Phúc Sơn nổi tiếng trong toàn huyện siêng học - học giỏi. Số học sinh giỏi toàn miền Bắc chiếm đa số trong toàn huyện. Năm 1967 - 1969 học sinh giỏi toàn miền Bắc cả huyện có 4 em thì riêng trường Phúc Sơn có 3 em đó là em Lê Trọng Lục, Lê Trọng Đào, Lê Quang Nam. Học sinh Phúc Sơn không những học giỏi mà lao động sản xuất cũng giỏi là gương điển hình của toàn tỉnh về chăn nuôi bò lợn, làm ruộng thí nghiệm, bèo hoa dâu, nghề mộc, đóng gạch, phong trào tăng gia sản xuất tự túc thực phẩm trồng bầu, bí … Năm 1972 thầy Cao Thế Lữ- Phó Ty Giáo dục Nghệ An và anh hùng lực lượng vũ trang Cao Lục cùng các thầy hiệu trưởng cấp III trong toàn tỉnh, cấp II trong toàn huyện về dự lễ tổng kết phong trào đã đánh giá rất cao về trường. Trường được Bộ Giáo Dục, Ty Giáo dục tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Nhiều đồng chí giáo viên được tặng bằng khen, huy hiệu Chiến sĩ thi đua của ngành Giáo dục. Không những thế mà những năm đó Trường THCS Phúc Sơn đã có biết bao gương anh hùng, dũng cảm, rời ghế nhà trường vào Nam chiến đấu hoặc xung phong đi hoả tuyến, có người đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho tổ quốc, họ mãi mãi nằm lại nơi chiến trận. Có người được phong Anh hùng LLVTND như Anh hùng Nguyễn Đức Thuận. Những tấm gương đó sẽ được Tổ Quốc đời đời ghi công, và tên tuổi họ được vinh danh trên bảng vàng truyền thống của quê hương đất nước.
Phong trào học bạn, học nhóm sôi nổi rầm rộ. Đêm đêm nhà trường tổ chức đi kiểm tra việc học bài của học sinh - phong trào “Tiếng trống học bài” đã được nhen lên và thắp sáng đầu tiên tai trường THCS Phúc sơn. Song song với phong trào học nhóm, Sinh hoạt măng non, đoàn viên - thanh niên cũng sôi nổi rầm rộ không kém. Mối tuần có hai buổi sinh hoạt với nội dung học tập , lao động văn nghệ, tập múa hát những bài về truyền thống yêu nước như Võ Thị Sáu, Kim Đồng,...
Phong trào làm đồ dùng dạy học trong giáo viên rất sôi nổi: có nhiều đồ dùng dạy học tự làm được bộ công nhận như hai bộ đồ dùng của thầy Nguyễn Văn Khánh được Bộ công nhận hạng B đó là: về Văn học “ Tập hợp các nhà văn trong nước và thế giới” . Về địa lý “ Gỗ Nghệ An” và nhiều đồ dùng dạy học tự làm khác đã được đưa vào thư viện nhà trường để sử dụng lâu dài, và hiệu quả. Ngoài ra còn có các phong trào khác như: “Vở sạch, chữ đẹp”, “ Mũ rơm che đầu”.
Đội ngũ giáo viên có nhiều người tâm huyết với nghề, không ngừng phấn đấu miệt mài, một số giáo viên sau này đã được đề bạt lên làm những chức vụ cao hơn như Thầy Phan Huy Phác đã đươc điều về công tác ở Bộ Giáo Dục, thầy Nguyễn Đăng Giáp về công tác ở Ty Giáo dục Nghệ An, một số thầy về dạy ở các trường cấp III như Thầy Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Văn Anh…
Và còn biết bao nhiêu thành tích khác nữa mà chúng ta chưa kể hết được, chỉ biết rằng cái hào khí của một thời oanh liệt đó sẽ được ghi nhớ và ngợi ca mãi mãi trong lòng người dân Làng đỏ anh hùng và trong sự nghiệp Giáo dục tỉnh nhà.
Từ năm1975 đến năm 2002, đất nước được độc lập thống nhất, cả nước tiến lên CNXH trong không khí vui mừng phấn khởi. Hoà chung vớikhông khí đó thầy và trò trường Cấp II Phúc Sơn được day - học dưới mái trường XHCN càng ra sức quyết tâm dạy thật tốt - học thật tốt để đóng góp sức miình cho công cuộc XD CNXH của đất nước. Đặc biệt năm 1981 nhân dân Yên Phúc hầu hết đã dời vào làng mới, nên trường cũng dời theo dân vào đóng tại Đồi Công Viên (gần Rú Cấm) thời kỳ này cấp 1, 2 chung cấp, các đời hiệu trưởng là các thầy: Nguyễn Văn Song, thầy Nguyễn Đăng Hiến, thầy Nguyễn văn Ngũ và Thầy Lê Văn Thế, toàn trường có đến 20 lớp, số cán bộ giáo viên có lúc lên đến 70 người. Các phong trào, và các thành tích đã đạt được trước đây, tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Trường đã được Bộ Giáo dục 2 lần cấp bằng khen, đó là năm 1978 và năm 1982. Chất lượng học sinh xuất sắc cũng như tỷ lệ tốt nghiệp, và học sinh giỏi vào loại cao trong toàn huyện, và liên tục đạt danh hiệu trường Điểm và Lá cờ đầu của ngành Giáo dục Huyện nhà .
Từ năm 2002 đến nay Trường dời về địa điểm mới: xóm 4- xã Phúc Sơn (gần đường Quốc lộ 7). Được sự quan tâm của cấp trên và lãnh đạo xã nhà, một ngôi trường khang trang, bề thế đã được xây dựng với 16 phòng học kiên cố, phòng thư viện thiết bị, văn phòng. Hệ thống phòng chức năng và hệ thống công trình vệ sinh, bờ rào, cổng trường, với phong trào XHH giáo dục được sự đồng tình ủng hộ đóng góp của toàn Đảng, toàn dân và các cơ quan ban ngành trong toàn huyện đang từng bước hoàn thiện, tiến tới xây dựng Trường THCS Phúc Sơn thành Trường chuẩn Quốc gia.
Trên ngôi trường tươi mới đó, thầy và trò càng ra sức đồng lòng, quyết tâm đưa Trường tiếp tục tiến bước trên nền tảng và bề dày thành tích của những năm qua. Tuy nhiên đã có lúc phong trào nhà trường lắng xuống do một số yếu tố khách quan, ngoại cảnh chi phối. Nhưng sự lắng xuống đó chỉ là tạm thời như một bước tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ hơn ở giai đoạn sau. Đúng như vậy sau khi phân tích, đúc rút kinh nghiệm, lãnh đạo nhà trường đã có sự chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo, đúng hướng. Nên chỉ sau một thời gian ngắn trường đã tiếp tục giành được những thành tích dáng trân trọng: Giáo viên giỏi các cấp chiếm tỷ lệ cao trong toàn huyện (giáo viên, CB giỏi cấp tỉnh: 6đ/c, hơn 70% các đ/c GV trong trường đều đã từng đạt GV dạy giỏi cấp huyện)
Về học sinh: Mặc dầu chất lượng đầu vào thấp, do hầu hết những em học sinh khá giỏi đều đã được tuyển về học tại trường THCS Anh Sơn. Nhưng với sự chỉ đạo sát sao của chuyên môn - nhà trường cùng với sự nhiệt tình, tận tuỵ giảng dạy bồi dưỡng của các Thầy các Cô, nên tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh được tuyển chọn vào cấp III ngày càng tăng. Đặc biệt từ năm học 2007-2008 trường đã phát triển mạnh mẽ về mọi mặt , và đã được công nhận Trường tiên tiến xuất sắc của Tỉnh.
Về các hoạt động Công đoàn phát huy hết chức năng, tạo môi trường làm việc tốt cho tập thể CBCNVC. Đoàn - Đội đã tổ chức tốt phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, thăm hỏi tặng quà cho các gia đình Thương binh - liệt sỹ, chăm sóc mộ liệt sỹ ở Nghĩa trang liệt sỹ Việt - Lào, các cuộc thi Rung chuông vàng, hái hoa chất lượng. Nhà trường tổ chức thực hiện tốt phong trào “Tiếng trống học bài” đã góp phần khích lệ động viên các em học tập, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho các em học sinh.
Như vậy 60 năm qua, hoà chung với dòng lịch sử dân tộc Trường THCS Phúc Sơn phát triển qua những giai đoạn thăng trầm khác nhau, khi thuận lợi, lúc khó khăn, nhưng một điều đáng khâm phục và tự hào là dù thuận lợi hay khó khăn thì Thầy - Trò Trường THCS Phúc Sơn luôn đoàn kết một lòng - đồng tâm hiệp lực cùng vượt qua mọi khó khăn thách thức để đưa trường ngày càng tiến lên, đóng góp một phần cho sự phát triển rực rỡ của ngành Giáo Dục Huyện nhà.
III. Định hướng phát triển đến năm 2010.
Bám sát nhiệm vụ từng năm học, triển khai tốt yêu cầu từng giai đoạn. Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ chính trị Dạy- Học. Chú trọng công tác dạy hướng nghiệp, định hướng tương lai cho học sinh.
Chăm lo và đầu tư cho sự phát triển đội ngũ: Chuẩn hoá nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn.
Đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành của quản lý và dạy học của giáo viên. Phấn đấu đến 2009 trên 80% số giáo viên ứng dụng CNTT vào dạy học.
Thực hiện đổi mới cơ chế quản lý tài chính, thực hiện 3 công khai ( công khai chất lượng đào tạo, công khai thu chi tài chính, công khai các điều kiện CSVC, đội ngũ giáo viên). Đồng thời thực hiện 4 kiểm tra ( kiểm tra việc sử dụng ngân sách trên cấp, kiểm tra việc thu chi nguồn học phí, kiểm tra về khoản đóng góp của người dân trong công tác xã hội hoá, kiểm tra chất lượng đội ngũ, chất lượng học sinh).
Phấn đấu giữ kết quả PCTHCS vững chắc, và hiệu quả.
Đẩy mạnh công tác XHH giáo dục, hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng, phấn đấu trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2009.
IV. Các giải pháp thực hiện.
Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt quy chế chuyên môn theo quy định, phân loại học sinh, để có giải pháp giảng dạy, truyền thụ một cách phù hợp (bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém).
Tiến hành khâu kiểm tra, đánh giá nghiêm túc kịp thời, đảm bảo công bằng, khách quan chính xác, tránh tiêu cực và bệnh thành tích.
Tạo điều kiện cho giáo viên hoạt động chuyên môn: thao giảng, thực tập, dự giờ - thăm lớp, dạy thể nghiệm, học tập nâng cao trình độ chuyên môn- nghiệp vụ, làm đồ dùng dạy học, rút kinh nghiệm.
Tiếp tục thực hiện tốt các cuộc vận động của Ngành, của Đảng và chính quyền các cấp. Thực hiện nghiêm túc phong trào “Tiếng trống học bài” đưa học sinh dần dần vào nề nếp học tập không những ở lớp mà còn ở nhà.
Nhà trường phối hợp với chuyên môn, phụ huynh-học sinh thực hiện tốt Phong trào “Hai không”với 4 nội dung, để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện, thực chất, không chạy theo thành tích ảo.
Tham mưu kịp thời cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhân dân địa phương, thấm nhuần hơn nữa công tác XHH giáo dục, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất ; khuôn viên trường lớp ngày càng xanh, sạch đẹp và mô phạm hơn.
Phát triển Đảng viên mỗi năm 2đ/c, đảm bảo chất lượng đảng viên. Làm tốt công tác đào tạo-bồi dưỡng cán bộ lâu dài cho chi bộ, cho nhà trường, địa phương và ngành giáo dục.
Triển khai kịp thời các chủ trương, đường lối,của cấp trên đến tận cán bộ- giáo viên, tập thể giáo viên cùng thảo luận, xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng người một cách công khai dân chủ. Kiểm tra đôn đốc thường xuyên, nhắc nhở, động viên mọi người hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Cuối mỗi đợt thi đua có tổng kết ưu điểm,tồn tại, đúc rút kinh nghiệm đặc biệt động viên khen thưởng kịp thời.
Tham mưu kịp thời với cấp uỷ các cấp, để có sự chỉ đạo, phối hợp, tạo điều kiện cho chi bộ hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
Như vậy 60 năm hình thành, xây dựng, phát triển và trưởng thành Trường THCS Phúc Sơn không ngừng phấn đấu đi lên, nâng cao hơn nữa vị thế của mình trong sự nghiệp giáo dục.Tiếp nối truyền thống giáo dục hơn một nửa thế kỷ qua, thế hệ trẻ chúng ta hôm nay được sống, được học tập và làm việc dưới mái trường hoà bình của quê hương trong thời đại mới, càng nguyện đem tất cả trái tim, khối óc, lòng nhiệt tình để cống hiến xây đắp cho mái trường thân yêu THCS Phúc Sơn ngày càng phát triển hơn nữa, xứng đáng là cái nôi đầu tiên của nền giáo dục Huyện nhà nói chung và quê hương Làng Đỏ anh hùng nói riêng .