image banner
Điều kiện tự nhiên, vi tr íđịa lý, tinh hình phát triển kinh tế xã hội xã Phúc Sơn
Lượt xem: 1140
Điều kiện tự nhiên, vi tr íđịa lý, tinh hình phát triển kinh tế xã hội xã Phúc Sơn 

I. Điều kiện tự nhiên, vi tr íđịa lý, tinh phát triển kinh tế xã hội xã Phúc Sơn 
Anh-tin-bai

 

1. Vị trí địa lý

Phúc Sơn  là một trong 21 xã, thị trấn của huyện miền núi Anh Sơn, được thành lập từ năm 602 (thời thuộc Tùy) năm trong huyện Cửu Đức, quận Nhật Nam, Thời Tiền Lê (980 – 1009) năm trong Châu Hoan. Thời Lý( thế ký thứ XII) năm trong châu Nghệ An, trải qua thời gian đến thời nhà Minh, từ Minh Mệnh thứ 12 (1831) Phúc Sơn là một trong những xã của phủ Anh Sơn

Năm Minh Mệnh thứ 21 ( 1840) cắt 4 tổng của huyện Thanh đặt làm huyện Lương Sơn do phủ Anh Sơn kiêm lý, huyện Lương Sơn, nay là đất huyện Đô Lương và huyện Anh Sơn ngày nay

Một trong những xã của Tổng Đặng Sơn có xã tri Lễ. gồm có 6 làng gồm: Tri Lễ, Đa Văn, Hội Quần, Khá Lạng, Tràng Yên, Yên Phúc tức (Phúc Sơn ngày nay)

Cách mạng tháng 8 thành công .Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, bãi bỏ cơ quan địa giới hành chính cấp phủ, tổng, đồng thời đổi huyện, xã.

Ngày 12/12/1946 ủy ban hành chỉnh Trung Bộ ra công điện số 351 hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 68-VP của nhà nước về thành lập địa giới hành chính cấp xã từ đó được hình thành có tên gọi  là xã Phúc Sơn.  

 Diện tích tư nhiên 14.546.70 ha

Ở tọa độ địa lý:18­­046– 18046 vĩ độ Bắc; 1050 15– 1050 55kinh độ Đông

- Phía Bắc gáp sông Lam;

- Phía Nam giáp bản Phôn Mường, cụm bản Mường Chăm, huyện Khăm Khớt tỉnh Bô Ly Khăm Xay nước CHDCND Lào.

- Phía Đông giáp xã Long Sơn Và huyện Thanh Chương.

- Phía Tây giáp thị trấn Anh Sơn, xã Hội Sơn và huyện Con Cuông.

  Phúc Sơn  phía Bắc có  sông Lam (sông Cả ) chảy qua , phía tây Nam có sông thượng nguồn Sông Giăng  và  sông Vều chảy qua, giữa trung tâm cụm xã có quốc lộ 7A chạy qua với chiều dài khoảng trên 4km, do đó rất thuận lợi cho việc giao thông đi lại bằng đường  bộ cũng như đường thủy và tạo điều kiện thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội.

2. Địa hình

Anh-tin-bai

 

Phúc Sơn có địa hình rất da dạng. Tính đa dạng này là kết quả của kiến tạo tự  nhiên lâu dài và phức tạp,  có diện tích đất tự nhiên khoảng  14.546,00 ha, trong đó vùng đồi núi và rừng  chiếm hơn 3/4 diện tích. 

Phúc Sơn  là một xã miền núi nên có địa hình khá phức tạp, xã có chiều dài khoảng 45km, từ biên giới Việt Lào đến bờ hữu ngạn sông Lam, và được phân thành 4 khu vực chính đó là: Phúc Sơn gốc trung tâm cụm xã  ( trước đây gọi là làng Yên Phúc  ), Bản Tiến - Trà Lân (trước đây gọi là miền Trà Lân  ), vùng Bãi Đá, Bãi Lim, (trước đây gọi là Vùng kinh tế mới 327 )  và vùng bốn bản Vều.

II. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn:

1. Khí hậu

Phúc Sơn có chế độ khí hậu phức tạp, mang tính khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều song phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Khí hậu được chia làm 2 mùa là mùa đông và mùa hè, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam (gió Lào).

- Nhiệt độ bình quân hàng năm từ 23 – 23,50C, nhiệt độ cao nhất trong năm là 40 - 410C (tháng 7) và nhiệt độ thấp nhất trong năm là 60C(tháng 1).

- Số giờ nắng trung bình trong năm khoảng 1500 - 1700 giờ. Các tháng có nắng nhiều là tháng 5, 6, 7 bình quân tới 7 đến 8 giờ/ngày, tháng ít nắng nhất là tháng 2 bình quân có 1,6 giờ/ngày.

- Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.760 – 1.820 mm, tập trung chủ yếu vào tháng 8,9,10  thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 lượng mưa bình quân trên 1000mm, chiếm 60% lượng mưa cả năm.

- Chế độ gió hàng năm chịu ảnh hưởng lớn của 2 hướng chính là gió Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.

- Độ ẩm không khí bình quân 83% , tháng có độ ẩm thấp nhất là 60% (tháng 6, tháng 7  ), tháng có độ  ẩm cao nhất là 89% (tháng 6, tháng 7).

Gió có hai hướng gió thịnh hành: Gió mùa Đông – Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau mang theo khí hậu lạnh, làm nhiệt độ xuống thấp gây giá rét.

Gió mùa Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 10, tháng 6,7 có gió Tây- Nam ( gió Lào)  khô nóng .

2.Thuỷ văn

Trên địa bàn xã có con sông Lam chảy qua dài 1,615 km và sông Giăng chảy qua bắt nguồn từ núi Kim Nhan dài 1.300 km và nhiều nhánh sông suối nhỏ đổ vào nhưng nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt là sông Lam cung cấp cho khu vực đồng Yên Phúc , còn là các khe suối nhỏ cung cấp cho khu vực đồng Môn, đồng Sở vv …và đập nước Cao Cang cung cấp nước cho 14  thôn trong xã.

Nguồn nước ngầm mạch nông có trên diện rộng, độ sâu từ 4-10m rất thuận lợi cho việc cung cấp nước sinh hoạt và nước cho sản xuất nông nghiệp.

III. Tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường.

1.Tài nguyên đất.

Theo số liệu của chi cục thuế huyện Anh Sơn  đất nông nghiệp trên địa bàn xã có 7 nhóm trong đó nhiều nhất là đất nhóm 3.Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhiều nhất là đất feralít đỏ vùng đất núi thấp rồi đến đất feralít đỏ vàng vùng đồ, đất phù sa đất feralít mùn vàng trên núi, đất núi vùng đồi núi và đất nâu vàng phát triển phù sa cổ và lũng tích , hàng năm được bồi đắp bởi hai con sông: sông Lam (Cả)và sông Giăng, ngoài ra do địa hình được bao bọc xung quanh là núi cho nên hàng năm vùng đồng bãi ven sông cũng được bồi đắp một lượng phù sa đáng kể làm cho đất đai có tầng đất canh tác dày và tương đối màu mỡ và tạo điều kiện cho vùng phát triển cây lương thực, cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày.

2.Tài nguyên nước

Trên địa bàn xã có hai con sông lớn chảy bao quanh bắt nguồn từ các dãy núi và các nhánh sông suối nhỏ đổ vào, kết hợp với hệ thống , ao, hồ, đập, toàn xã có 5 bản dân Tộc Thái chủ yếu là dùng nước tự chảy từ Khe, Suối, còn lại chú trọng là  nguồn nước ngầm cung cấp phục vụ đời sống dân sinh,và các hồ đập đủ nước cho sản xuất nông nghiệp.

Như vậy nguồn nước mặt của xã dồi dào thuận lợi cho phát triển thuỷ lợi phục vụ sản xuất.

3. Tài nguyên rừng

Diện tích đất có rừng trên địa bàn xã là 11.369,08 ha, trong đó rừng sản xuất(RSX) là  4.813,08 ha, rừng đặc dụng(RĐD) là 2.244,70 ha, rừng phòng hộ 4.312,70 . Xã nằm trong vành đai của rừng quốc gia Phù Mát nên tài nguyên rừng khá đa dạng và phong phú, tuy nhiên những năm gần đây bị người dân tàn phá nặng nề. do tập đoàn Cao Su chuyên đổi,  Hiện nay rừng chủ yếu là rừng tái sinh và trồng lại theo các dự án. Do diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và phần lớn là rừng mới trồng nên khả năng che phủ và chống xói mòn vẫn chưa được tốt lắm, chất lượng rừng vẫn ở mức trung bình do chưa được đầu tư thâm canh cao.

4. Tài nguyên khoáng sản.

Anh-tin-bai

 

Phúc Sơn  là xã với hơn 1/10 diện tích là đồi và  núi và đá vôi nên trữ lượng đá vôi trên địa bàn xã khá lớn là nguồn cung cấp vật liệu lớn cho ngành xây dựng, ngoài ra còn có một số trữ lượng mỏ cát tương đối lớn đang khai thác cung cấp cho địa bàn Anh Sơn và đây có thể là nguồn thu lớn cho ngân sách xã trong tương lai khi đầu tư xây dưng nhà máy Xi măng .  

5. Môi trường cảnh quan.

Phúc Sơn  có môi trường tự nhiên tương đối sạch, tuy vậy nơi đây tập trung một số điều kiện bất lợi về thời tiết, khí hậu cùng với sự ảnh hưởng của hệ thống giao thông nên môi trường ít nhiều bị ảnh hưởng. Là một xã sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, cơ giới hoá vẫn chưa phát triển lắm, tiểu thủ công nghiệp có quy mô nhỏ và phân tán nên chất lượng không khí còn khá sạch.

Những năm gần đây quá trình đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ cùng với nhịp độ phát triển kinh tế - xã hội ngày một tăng nên cảnh quan môi trường củng được quan tâm đáng kể, 7/17 thôn có hệ thống thu gom rác thải, 9/10  thôn còn lại có hổ xứ lý rác thai tại gia đình ,  hệ thống cây xanh được trồng theo đúng quy định để tạo môi trường xanh sạch đẹp cho toàn xã.

IV  Điều kiện kinh tế xã hội

1 Thực trạng phát triển các ngành nghề

* Nông nghiệp

Sản xuất năm 2020 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của những yếu tố khách quan như: Dịch Covid 19, giá cả hàng hoá, vật tư tăng nhanh, thời tiết đầu năm rét đậm rét hại đã làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên được sự quan tâm của Đảng và các ban ngành đã chỉ đạo tốt chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, phòng chống dịch Covid,  dịch tả lợn châu Phi ; làm tốt công tác khuyến nông, ứng dụng kịp thời các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi. Tổng diện tích gieo trồng cả năm: 790 ha, trong đó vụ đông xuân 480.06 ha, vụ hè thu, : 240 ha, chuyển đổi 100% giống Ngô năng suất bình quân đạt 31.56 tạ/ha, có nơi đạt cao 40 tạ/ha, riêng vụ hè thu đạt 45.7 tạ/ha; năng suất lúa bình quân đạt 55  đến 60 tạ/ha có nơi đạt trên 60 tạ/ha.

Tiếp tục thực hiện đề án phát triển chăn nuôi có hiệu quả, tăng số lượng chất lượng đàn gia súc, gia cầm; phòng chống dịch tả lợn châu phi, kiểm dịch gia súc, kiểm soát giết mổ gia cầm tại các hộ tư thương. Hiện nay trên địa bàn xã có tổng đàn trâu, bò 2625 con, tổng đàn lợn 5125 con, gia cầm trên 27000 con.

* Phát triển kinh tế trang trại.

 Tiếp tục củng cố duy trì phát triển các trang trại chăn nuôi, cung cổ các trang trại chăn nuôi trên địa bàn hoạt động ổn định, tập huấn hướng dẫn đầu tư kỹ thuật nuôi trồng để bà con duy trì, phát triển, toàn xã hiện có trên dưới 60 trang trại theo mô hình lợn  + cá + vịt ,dê; vườn + ao + chuồng + rừng  trang trai trồng cây ăn qủa đang khôi phục, mở rộng  và phát triển. như trồng Bưởi da xanh, Trám, phát triển du Lịch, Tập trung đầu tư khu chăn nuôi lợn tại trang trại vùng Cồn kè, vùng Già rọng một có hiệu quá .

* LâmNghiệp

Tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện tại trên địa bàn là 11369 ha chiếm 50%  tổng diện tích đất tự nhiên của xã. Xã đã hoàn thành việc đo đạc lại toàn bộ diện tích đất rừng và làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rừng cho nhân dân gồm 900 hộ, diện tích 3308,18 ha. Rừng trồng chủ yếu là cây tràm hoa vàng, keo Úc. Rừng khoanh nuôi bảo vệ, rưng đầu nguồn. Trong những năm gần đây, thấy được lợi ích to lớn về kinh tế và môi trường mà rừng mang lại. Công tác giao đất giao rừng ngày càng được chú trọng. Bên cạnh đó được sự hỗ trợ của các dự án của án phòng hộ, của ban quản lý rừng huyện Anh Sơn, tông công ty Cao Su nghệ an, Nên người có rừng hăng hái  sản xuất. Đến nay, hầu hết diện tích rừng được phủ xanh. Tạo công việc và nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

* Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng

Đây là ngành có vai trò quan trọng đối với người dân ở địa phương. Nó giải quyết được công nhàn rỗi của nông dân trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tăng nguồn thu nhập. Tạo điều kiện trong việc chuyển dịch kinh tế của địa phương.

Tiểu thủ công nghiệp giá tri sản xuất tòan xã trong năm 2020  đat 93 tỷ 656 triệu đồng; cơ sở sản xuất trên địa bàn hiện có 162 cơ sở chủ yểu là cá thể, hộ gia đình như xay xát gạo, làm gạch không nung, vận tải chế biển gỗ xuất khẩu, xây dựng, buôn bản nhỏ bên cạnh đó nghề mộc  hiện nay cũng tương đối phát triển. Tuy nhiên chỉ hình thành ở quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình. Chưa có tính tập trung, chuyên môn hoá. Nên sản phẩm ít, chất lương không cao, khó cạnh tranh.

Ngành xây dựng trong những năm gần đây cũng phát triển mạnh. Trên địa bàn xã có các tài nguyên khoáng sản như: Cát , đá vôi, sỏi ngô ..cung cấp nguyên liệu cho ngành xây dựng.

* Dịch vụ

Các loại hình dịch vụ vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng ăn uống, dịch vụ thương mại nhà nghỉ, quầy tạp hoá,… ngày càng phát triển. Giá tri sản xuất toàn xã trong năm 2020 đat 57 tỷ 669 triệu đồng; toàn xã có 150 hộ sản xuất kinh doanh 9 doanh nghiệp tư nhân tiếp tục phát huy được hiệu qủa.

2. Dân số và lao động

 Theo  điều  tra năm 2020 thì dân số xã Phúc Sơn khá cao: tổng số hộ là 2459 hộ, số dân là 90365 khẩu, dân số được phân thành 4 vùng theo địa hình, một số vùng dân cư ở trung tâm cụm xã , Trà Lân, thôn 15, vùng bản Tiến ,Vùng Bãi Đá, Bãi lim, và vùng biên gới Việt Lào có 4 bản Vều.

- Mức sống và thu nhập

Phúc Sơn  là một xã có diện tích đất đai sản xuất nông nghiệp khá lớn do vậy có tới 90% lao động nông nghiệp và thu nhập của nhân dân trên địa bàn chủ yếu cũng từ nông nghiệp. Tổng thu ngân sách trên địa bàn xã là 8,037 triệu đồng (30/12/2019 ), tổng thu nhập bình quân đầu người 33,triệu/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo đến cuối năm 2019 là  5,7%. Trong những năm gần đây nhờ sự quan tâm của Đảng và nhà nước đời sống người dân đã từng bước được cải thiện. Nhưng nhìn chung mức sống và thu nhập vẫn còn ở mức thấp.

3. Hạ tầng kỹ thuật.

* Giao thông

Hệ thống giao thông của xã ngày càng được nâng cấp, cải tạo để phục vụ cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hoá của người dân. Hiện nay trên địa bàn xã phần lớn các tuyến đường liên thôn đều được bê tông hoá, nhựa hoá đường cấp B theo chuấn nông thôn mới, Tuy vậy một số khu vực đương ngõ thôn, bản  vùng trong  vẫn sử dụng đường đất và đường cấp phối đã xuống cấp ảnh hưởng lớn đến nhu cầu đi lại và vận chuyển của người dân nhất là trong mùa mưa lũn như thôn Bãi Đá, Bãi Lim . Trong thời gian sắp tới xã sẽ phấn đấu 100% các tuyến đường giao thông nông thôn trong các ngõ tại 4 bản Vều, Bãi Đá Bãi Lim , đều được bê tông hoá đạt nông thôn mới năm 2024 . Trên địa bàn xã bao gồm các tuyến đường chủ yếu sau:

- 2 nhánh Đông – Tây của đường Quốc Lộ 7A chay qua chạy qua khu vực Phúc Sơn  chiều dài khoảng 3.5km.đương một chiều

- Tuyến đường Bắc Nam  Phúc Sơn đi sang nước bạn Lào  (rộng 6m, kết cấu đường nhựa và  cấp phối, với tổng chiều dài 48,6km. có 20km nhữa háo con lai cấp phổi sang côt mốc 10 với giáp bản phôn Mường, cụm bản Mường Chăm, huyện Khăm Khớt tỉnh Bô Ly Khăm Xay nước CHDCND Lào).

- Tuyến đường Già Giang, Nhân Tài rông 8m, kết cấu là bê tông và nhựa, với tổng chiều dài 13 km.

- Giao thông nội đồng khu vực Yên Phúc khoảng 3.5km, rộng 3m.

- Giao thông nội đồng khu vực Môn Sim  khoảng 2.8km, rộng 3m.

- Giao thông nội đồng khu vực  Sắn Địa Cận, xa Lâu   khoảng 2km, rộng 3m.

* Thuỷ lợi

Trên địa bàn xã đã xây dựng 5 hồ chứa chứa nước gồm đập Cao Cang, đập Môn, đập Môi Trường, đập Vều 1,   đập Trống ( ông Lợi) và 15 đập nhỏ tại trọt các khu vực đầu nguồn, với trên 12.2 km kênh mương thuỷ lợi cung cấp I, như từ đập Cao Cang ra  Đồng Yên phúc 6,6 Km Cung cấp  nước cho hơn 9 thôn để phục vụ sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi được đầu tư hoàn thiện để tưới tiêu phục vụ sản xuất, hệ thống kênh mương cấp một, cấp hai  hoàn toàn được bê tông hoá, còn mương tiểu câu nhiều nơi đã xuống cấp tiếp tục được nâng cấp phục vụ cho việc tưới tiêu phục vụ sản suất.

* Hệ thồng điện và thông tin kiên lạc.

- Hiện nay tỷ lệ hộ dùng điện là 99.5%. toàn xã có 12 trạm biển áp công suất 1.040KVA 19,5km đường điện cao thế từ trung tâm đi 4 bản Vều  đảm bảo an toàn cho hệ thống điện trong toàn xã, vì điện mới được xây dựng mới năm 2003 -2004, phần lớn cột điện bằng bê tông ,dây bọc bán điện tai gia, hiện nay mạng lưới điện  đảm bảo an toàn cũng như  ổn định về điện áp. Trong những năm tiếp theo sẽ tiến hành nâng cấp , thay mới cột và xây dựng thêm đường dây để phục vụ cho người dân.

- Trên địa bàn xã có 1 trạm bưu điện khang trang phục vụ cấp phát các chế độ cho nhân dân như hưu trí, chế đội 67, chính sách. Những năm gần đây với sự ra đời của máy điện thoại không dây thì hiện nay trên địa bàn xã hầu như có đến 100% các hộ gia đình đã có máy điện thoại, giúp cho người dân thuận tiện trong việc liên lạc và phục vụ đắc lực cho buôn bán, sản xuất và kinh doanh.

Năm 2015 đầu tư xây dựng một đâì phát thanh có 16 cụm loa tổng giá trị công trình là 210 triệu đồng để tiếp đài truyền thanh của huyên cho 10 thôn. Tất cả các thôn trong xã đều có hệ thống loa phát thanh  để truyền đạt cho người dân nắm bắt được khoa học kỹ thuật và cung cấp thông tin về sản xuất nông nghiệp.

4 Hạ tầng xã hội.

- Giáo dục và y tế

* Giáo dục

Trên địa bàn xã 4 trường học 10 điểm trường các cháu trong độ tuổi đi học có 1762 cháu từ  lớp nhà trẻ đến lớp 9 , hiện có trường 2 Mầm non với  4 điểm trường , 1 trường tiểu học với 4 điểm trường, 1 trường Trung học cơ sở 2 điểm trường.

Lãnh đạo các trường đã tập trung chỉ đạo đúng mức nên chất lượng đại trà ở các cấp học được nâng lên, chất lượng mũi nhọn được duy trì và có nhiều chiều hướng phát huy tốt. Cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường học đã có nổ lực lớn trong tổ chức dạy và học, nhất là quan tâm đầu tư các mũi nhọn.

Tỷ lệ học sinh THCS về học lực đạt khá giỏi: 31.3%, trong đó: giỏi 2.8%, khá 28.5%, trung bình 58.9%, yếu 9.5%, kém 0.2%; tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 100 %.( năm học 2019- 2020).

Học sinh tiểu học về học lực đạt khá giỏi: 44.45%, trung bình 53.29%, yếu 2.17%, kém 0.1%.

Năm học 2019 – 2020 có  71 lớp học với 1547 học sinh, trong đó:

T/T

TÊN TRƯỜNG

SỐ LỚP

SỐ HỌC SINH

1

Trường Trung học Cơ Sở

13

422

2

Trường Tiểu học Phúc Sơn

29

772

3

Trường Mâm Non Phúc Sơn

9

295

4

Trường Mâm Non Cao Vều

10

273

 

Tổng

61

1762

Vào đầu năm học mới đến nay Ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên, nhân viên các Trường học  đã có nhiều cố gắng trong việc vận động phụ huynh và thuyết phục học sinh tới trường, vì vậy số lượng học sinh bỏ học không có, tỷ lệ huy động trẻ đến trương khá cao  Huy động trẻ trong độ tuổi vào mẫu giáo đạt 95.% trong đó trẻ 5 tuổi đạt 100%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%.

Công tác vân động tài trợ và nhận tài trợ  xây dựng cơ sơ vật chất cho các trường học được   cấp ủy đảng chính quyền quan tâm, đã phối kết hợp tốt giữa gia đình, nhà trường, hội cha mẹ học sinh tổ chức phát động tài trợ và nhận tài trợ tại 4 trường được nhân dân đồng tình ủng, hộ năm học 2019-2020 phụ huynh tài trợ  là 850 triệu đồng, và nhiều nguồn dự án  khác 5,5 tỷ đồng , kiên cố hóa trường lớp học ...

* Y tế .

Xã có một trạm y tế đạt bộ tiêu chi quốc gia về y tế xã với 6 giường bệnh và 7 nhân viên  y tế được đào tạo đat chuấn, trong đó có 1 bác  sỹ, 3 y sỹ và 1 nữ  hộ sinh, 1 dược.1 dân số, trẻ em  Trạm y tế xã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, các chương trình quốc gia y tế; khám bảo hiểm và cấp thuốc cho các đối tương hộ nghèo đạt 75.6%; thực hiện tốt y tế học đường khám định cho trẻ đạt 100%  quản lý tốt các bệnh xã hội như HIV,  bệnh lao, sốt rét,  áp huyết, tiểu đường , thường xuyên kiểm tra an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước uống cho nhân dân sau mùa bão lụt, thực hiện tốt các đợt truyền thông về sức khoẻ sinh sản. Nhìn chung vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người dân trên địa bàn xã được cải thiện đáng kể.

- Thể thao và văn hoá

Toàn xã có 1 sân vận đông  3 sân bóng đá, 30 sân bóng chuyền tại các thôn bản một đài phát thanh, 4 câu lạc trong đó có một câu lạc bộ hát dân ca, 1 câu lạc bộ thơ Làng Đỏ. Hàng năm xã thường tổ chức các hoạt động văn hoá - thể thao phục vụ các sự kiện chính trị của dân tộc như mừng Đảng mừng Xuân, Quốc khánh, thành lập đoàn…và các lễ hội của làng xã trong năm. Chỉ đạo tốt việc xây dựng gia đình văn hoá, gia đình thể thao đạt 82% , thôn văn hóa 11/17 thôn đat = 64 % xã đã xây dựng thiết chế văn hóa đảm bảo các hoạt động văn hoá xã hội trên địa bàn xã phát triển lành mạnh đúng pháp luật.

-         Quốc phòng – An ninh.

 Quốc phòng .

Thực hiện tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, phòng chống bão lụt; đăng ký độ tuổi 17 đạt 100%, khám tuyển, tuyển quân vượt chỉ tiêu, không có quân nhân đào ngũ, tổ chức giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự theo mệnh lệnh của cấp trên. trong năm xã đã tổ chức huấn luyện đạt loại giỏi.

– An ninh

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, xã có 5 công an chính quy, 1 trưởng công an,  4 công an viên,  công an Viên thường trực 2 , có 17 thôn bản được bố trí lực lương công viên đầy đủ, các vụ việc xảy ra đã giải quyết kịp thời không có trọng án, góp phần đem lại trật tự, an toàn cho người dân.

V.  Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Phúc Sơn.

1. Thuận lợi

Phúc Sơn  là một trong 21 xã, thị trấn của huyện miềm núi  Anh Sơn, Tỉnh Nghệ An, là xã duy nhất trong huyện Anh Sơn có đường biên giới Việt Lào từ mốc số 7 đến mốt số 9 dài 6,9 km, địa hình ở đây vừa có núi, đồi, vừa có sông suối, vừa có đồng ruộng và bãi bờ, xã giáp Thị Trấn huyện Anh Sơn  nên xã có điều kiện giao  lưu văn hoá, kinh tế - chính trị, học hỏi kinh nghiệm sản xuất, và là thị trường lớn các loại hàng hoá nông sản. chè công nghiệp, cây nguyên liệu giấy,  Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội.

- Diện tích đất màu khá lớn, có thị trường tiêu thụ rất thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp như: Chè, Cao Su, Mía Đường, Cây nguyên liệu Giấy về cây màu như: ngô, khoai, sắn, lạc, đậu.

- Phúc Sơn nằm sát  chợ trung tâm của huyên nên có nhiều điều kiện để phát triển các loại hình dịch vụ, buôn bán.

- Xã có hệ thống thuỷ lợi, kênh mương đảm bảo cho việc tưới tiêu thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

- Lực lượng lao động lớn có kinh nghiệm sản xuất nông lâm nghiệp. Là điều kiện để khai thác, phát huy hết các tiềm năng của địa phương.

- Trung tâm bản Vều được thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng phát triển du lịch cho tương lai.

- Giao thông thuận lợi, xã có của đường quốc lộ 7A và đường tiểu ngạch biên giới Việt Lào chạy qua nên có nhiều thuận tiện trong việc đi lại và giao lưu hàng hoá.

2 Khó khăn

- Là xã miền núi nằm trong đia bàn xã biên giới, toàn xã có 5 bản dân tộc Thái 388 hộ 1500 nhân khẩu thuộc bản đặc biệt khó khăn, đời sống của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn trình độ dân trí thấp, nên xã gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của xã.

- Địa hình phức tạp, phân thành nhiều khu vực nhỏ lẻ làm ảnh hưởng đến việc quản lý.

- Khí hậu thời tiết nằm trong khu vực bắc miền Trung nên cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của khí hậu thời tiết khắc nghiệt, mùa hạ nắng kéo dài kèm theo gió Tây Nam, gió Lào khô nóng; còn vào mùa mưa khí hậu lạnh kèm theo gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ hạ xuống rất thấp, lượng mưa tập trung vào một số tháng gây ra ngập úng làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất đời sống dân sinh, đặc biệt là sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi.

- Đất đai kém màu mỡ, địa hình dốc, phức tạp ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Trình độ dân trí và tay nghề còn thấp, đa  số lao động chưa qua đào tạo, tập quán sản xuất dựa vào kinh nghiệm chưa áp dụng khoa học kỹ thuật nên chất lượng sản phẩm không cao.

- Áp  lực gia tăng dân số, tốc độ gia tăng dân số nhanh ( tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên 14,15%0  /2019) do trong nhân dân còn nhiều quan niệm lạc hậu.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa tập trung, tính cạnh tranh không cao.

- Thiếu vốn đầu tư, phát triển sản xuất.

- Do trình độ của người dân còn thấp, sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế. Nên công tác quản lý Nhà nước về đất đai gặp nhiều khó khăn.

VI. Một số mục tiêu trong nhưng năm tới

1. Mục tiêu, chỉ tiêu

* Về kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt: 6 - 7 %

- Tổng giá trị sản xuất giai đoạn 2020 – 2025 là 334. 184.000.000đ.

- Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2025 đạt: 45.000.000đ/người/năm.

- Tổng sản lượng lương thực hàng năm đạt 4.000 tấn.

- Bình quân lương thực đấu người 438 kg.

- Tổng thu ngân sách bình quân 8 tỷ đồng để đến năm 2025 đạt11,5 tỷ đồng. Trong đó thu trên địa bàn 700 triệu đồng.

- Cơ cấu kinh tế:                                                           

 + Nông lâm - Thuỷ sản chiếm  50,5%.

 + Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp; Xây dựng cơ bản: 30,8%

 + Dịch vụ thương mại chiếm tỷ trọng: 18,8%

- Diện tích rừng trồng lại:  100 ha/ năm, nâng độ che phủ của rừng: 71.8%.

- Chăn nuôi:  + Trâu bò: 2.930 con.

                      + Lợn : 7.580 con.

- Diện tích nuôi trồng thuỷ sản: 176 ha thu hoạch từ 220 - 250 tấn cá/năm.

- Làm mới đường nhựa và bê tông: 10km.

- Bê tông hoá kênh mương: 3 km.

- Số thôn đạt nông thôn mới 12 thôn.

- Xây dựng một số cổng chào ở các trục đường chính vào trung tâm của xã

- Xây dựng các tiêu chỉ nông thôn mới để đến năm 2024 về đích nông thôn mới.

* Về Văn hoá xã hội:

- Xây dựng 85% đơn vị thôn, bản đạt đơn vị văn hoá. Gia đình văn hoá đạt 79% và 30% đạt gia đình thể thao.

- Đề nghị với cấp có thẩm quyền quan tâm trong việc khôi phục đình làng Yên Phúc.

- Xây dựng trường mầm non Cao Vều đạt chuẩn giai đoạn I.  Trường THCS Phúc Sơn giữ vững trường chuẩn quốc gia. Trường mầm non Phúc Sơn, Trường tiểu học Phúc Sơn giữ vững chuẩn mức độ II.

- Hạ tỷ lệ phát triển dân số: 4,6%o, Phấn đấu hạn chế người sinh con thứ 3

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng  dưới 10%.

-  Giữ vững và phát huy xã đạt chuẩn  Bộ tiêu chí quốc gia về y tế.

- Tỷ lệ giảm hộ nghèo hàng năm 5,7 % xuống còn 1,37 % theo chuẩn mới.

- Tỷ lệ lao động qua đào tào 36%.

- Tỷ lệ thu gom rác thải đạt 80 %. Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh đạt 95 %

*  Về quốc phòng - an ninh:

- Xây dựng cơ sở ATLC –SSCĐ vững mạnh, bảo vệ vững chắc vùng biên giới Quốc gia  (vùng khu vực biên giới Cao Vều).

- Hoàn thành công tác tuyển và giao quân hàng năm.

-  Huấn luyện diễn tập đạt giỏi.

- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,  không có điểm nóng xảy ra.

* Về xây dựng chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể.

- Chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể  5 năm liền đạt “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”

2. Nhiệm vụ và giải pháp

a. Lãnh đạo phát triển kinh tế, Văn hóa – xã hội, Quốc phòng – an ninh

* Về kinh tế:

- Tiếp tục chuyển đổi số diện tích sản xuất kém hiệu quả sang trồng cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản.

- Quy hoạch giao thông nội đồng, đắp bờ vùng bờ thửa, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng diện tích sản xuất vụ 3 trên đất hai lúa.

- Tăng cường đầu tư thâm canh diện tích chè hiện có, quy hoạch vùng trồng chè.

- Đẩy mạnh phát triển  vùng sản xuất rau, bầu bí tập trung tại vùng đất bãi ven sông Lam, hướng tới sản phẩm sạch đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm có giá trị cao  trên một số đơn vị diện tích.

- Đẩy mạnh phát triển 15 trang trại theo tiêu chí trang trại có thu nhập trên 500 000 000 đồng/ năm; trong đó xây dựng 5 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cẩm. Trang trại trồng chè công nghiệp có hiệu quả tại Bãi lim. Cao vều trang trại chăn nuôi tổng hợp, đồi rừng.

- Kêu gọi đầu tư và khuyến khích phát triển các ngành nghề mà địa phương có tiềm năng, lợi thế: khai thác đá, sản xuất gạch, ngói, chế biến nguyên liệu giấy…

- Tạo điều kiện cho nhân dân phát triển các ngành nghề, quản lý tốt thị trường, bảo đảm an toàn thực phẩm. Có chương trình, kế hoạch phát triển dịch vụ thương mại khi hình thành Thị Tứ Phúc Sơn và đề nghị cấp trên thúc đẩy xây dựng cửa khẩu sang nước bạn Lào.

* Vê Văn hóa – xã hội:

- Phát huy hệ thống truyền thanh không dây để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; và các nhiệm vụ trọng tâm của địa phương.

- Đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

- Huy động nguồn vốn dự án và thu hút đầu tư xây dựng khu văn hóa thể thao bể bơi và khuôn viên cây xanh  cạnh sân vận động xã tạo nên khuôn viên đẹp khu trung tâm xã.

Phấn đấu không có trẻ em bỏ học, phổ cập trung học cơ sở đạt 100%. Giữ vững là lá cờ đầu trong phong trào giáo dục.

- Tiếp tục củng cố, bổ sung đầy đủ trang thiết bị đúng với tiêu chuẩn của trạm chuẩn quốc gia, đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.

- Giảm tối đa tỷ lệ người sinh con thứ ba trở lên.

- Thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, quan tâm chính sách đền ơn đáp nghĩa và làm tốt công tác hậu phương quân đội.

* Về công tác Quốc phòng – An ninh:

- Thường xuyên củng cổ, bổ sung lực lượng dân quân đảm bảo đủ về số lượng  và chất lượng sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi cần thiết. Làm tốt công tác tuyên truyền luật nghĩa vụ quân sự để người dân hiểu rõ và chấp hành tốt việc tham gia khám tuyển và giao quân đảm bảo chỉ tiêu được giao.

- Làm tốt công tác hậu phương quân đội, triển khai  và hướng dẫn việc làm hồ sơ và trả chế độ chính sách cho người có công .

* Về xây dựng chính quyền, MTTQ và các đoàn thể:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, UBND. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, Chỉ thị 17- CT/TU và quy chế dân chủ cơ sở và công tác dân vận chính quyền.

- MTTQ và các tổ chức đoàn thể nhân dân tiếp tục đổi mới hình thức và phương pháp hoạt động để tổ chức có hiệu quả các phong trào hoạt động. Nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cơ sở. Đưa tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên vào tổ chức ngày càng ca

Anh-tin-bai

 

Phan Văn Đức PCT UBND xã
BẢN ĐỒ XÃ PHÚC SƠN - HUYỆN ANH SƠN
Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ PHÚC SƠN
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Phan Văn Đức - Phó chủ tịch xã

Trụ sở: Xã Phúc Sơn - Huyện Anh Sơn - Tỉnh Nghệ An
Điện thoại: 0854062582 - Email: phucsonanhson@gmail.com